(ĐNĐT) - Huế từ xưa đã nổi tiếng là nơi có truyền thống về nghề thủ công mỹ nghệ, trong đó có nghề đúc đồng tập trung ở Phường Đúc. Ngày nay tại Phường Đúc, có tới hơn 50 lò đúc với khoản 150 người làm nghề này. Bằng đôi bàn tay khéo léo, trí thông minh, óc thẩm mỹ và niềm đam mê sáng tạo, các nghệ nhân Huế đã tạo ra rất nhiều sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao.
Ngày 20-1-2013, tại chùa Kỳ Viên (phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng), lễ rót đồng đúc tượng Phật nặng gần 500kg do các nghệ nhân thuộc Cơ sở đúc đồng truyền thống Huế - Nguyễn Thanh Minh thực hiện, đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, long trọng.
Để có một sản phẩm ra lò hoàn chỉnh thì phải qua một số công đoạn như: tạo khuôn đúc (hỗn hợp đất sét, trấu, bột than…), dựng nhà đúc, lò đúc, lắp ráp khuôn đúc, kỹ thuật nấu đồng (nguyên liệu), làm lễ khởi công, rót đồng vào khuôn, chờ chín đập khuôn, làm nguội, hoàn thiện sản phẩm.
|
Khuôn đúc sau khi hoàn thiện (đã xông khô, sau đó nung chín khoảng 10 tiếng đồng hồ, tùy theo kích cỡ) được những người thợ thả xuống hố đúc bằng tời và định vị chắc chắn. |
|
Gáo rót đồng cũng được nung đỏ để không bị vỡ do nhiệt độ tăng đột ngột khi cho đồng nóng chảy vào. |
|
Công đoạn nấu chảy đồng được thực hiện từ nửa đêm hôm trước cho đến sáng hôm sau (khoảng 10 tiếng đồng hồ). |
|
Đồng được rót vào gáo sau khi đủ độ nóng chảy, đây là công đoạn hết sức nguy hiểm, cần sự khéo léo và độ chuẩn xác cao. |
|
|
Những hồi chuông, trống cũng được gióng lên, cầu nguyện cho buổi lễ rót đồng thành công viên mãn. |
|
Những người thợ thận trọng rót mẻ đồng nóng chảy đầu tiên vào khuôn… |
|
Sau một ngày chờ chín, khuôn được kéo lên bằng tời, rã khuôn và làm nguội. Dáng tượng dần hiện ra. |
Phóng sự ảnh: Minh Trí