(ĐNĐT) - Từ 7 giờ sáng Chủ nhật 22-5, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 sẽ bắt đầu. Đây là sự kiện chính trị trọng đại 5 năm mới có một lần của toàn dân ta. Cùng với cử tri cả nước, 627.520 cử tri của thành phố Đà Nẵng sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân đi bầu cử.
Đây là lần đầu tiên bầu cử cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương tổ chức cùng một ngày. Tự tay cầm lá phiếu trực tiếp bầu chọn những người xứng đáng nhất đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình là niềm vinh dự, tự hào cũng là trách nhiệm của mỗi cử tri.
Tìm hiểu tiểu sử ứng cử viên để lựa chọn người tài, đức, nhiệt huyết vì nước vì dân |
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, có nhiệm vụ hoàn thiện pháp luật để quản lý xã hội, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng-an ninh. Hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp ngày càng hiệu lực, hiệu quả và thu hút sự quan tâm của cử tri. Bởi từ đây, cơ quan quyền lực do dân ủy thác ban hành chính sách, pháp luật tác động trực tiếp vào sự phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của đất nước, của địa phương, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân. Luôn có sự liên quan giữa mỗi lá phiếu bầu cử bỏ vào hòm phiếu với sự phát triển của đất nước, của thành phố và liên quan đến chất lượng bữa cơm hàng ngày của mỗi gia đình. Bầu được người đủ đức, đủ tài để có một Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân là mong muốn của tất cả cử tri.
Tự tay bỏ phiếu bầu cử là thực hiện quyền lợi chính trị của cử tri mà Hiến pháp đã thừa nhận và bảo hộ. Đã bầu cho ai tức là ta đã “chọn mặt gửi vàng”, ủy quyền cho người đó đại diện cho mình quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước, của địa phương. Vì vậy, cử tri cần thể hiện trách nhiệm của mình bằng việc nghiên cứu tiểu sử ứng cử viên, tìm hiểu về cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu cơ quan dân cử ở mỗi cấp. Hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định cầm bút gạch ai, bầu ai. Bỏ phiếu mà không biết mình đã bầu ai, cầm bút gạch tên người ứng cử mà không suy nghĩ, lựa chọn là thiếu trách nhiệm với Tổ quốc, với chính mình. Cũng là thiếu trách nhiệm, chối bỏ quyền lợi chính trị của công dân khi nhờ cử tri khác đi bỏ phiếu thay hoặc không đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử.
Tự tay bỏ phiếu bầu cử là thực hiện quyền lợi chính trị của cử tri mà Hiến pháp đã thừa nhận và bảo hộ. Đã bầu cho ai tức là ta đã “chọn mặt gửi vàng”, ủy quyền cho người đó đại diện cho mình quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước, của địa phương. Vì vậy, cử tri cần thể hiện trách nhiệm của mình bằng việc nghiên cứu tiểu sử ứng cử viên, tìm hiểu về cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu cơ quan dân cử ở mỗi cấp. Hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định cầm bút gạch ai, bầu ai. Bỏ phiếu mà không biết mình đã bầu ai, cầm bút gạch tên người ứng cử mà không suy nghĩ, lựa chọn là thiếu trách nhiệm với Tổ quốc, với chính mình. Cũng là thiếu trách nhiệm, chối bỏ quyền lợi chính trị của công dân khi nhờ cử tri khác đi bỏ phiếu thay hoặc không đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử.
Để thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn mình” cử tri phải bầu ra một Quốc hội đủ tầm, mạnh mẽ. Để Đà Nẵng năng động, bứt phá phát triển nhanh và bền vững, cử tri thành phố phải bầu được HĐND thành phố (và HĐND cấp xã ở huyện Hòa Vang) hoạt động hiệu quả, thực hiện được ý chí, nguyện vọng của dân.
Vậy nên, cử tri thành phố Đà Nẵng hãy đi bầu cử với lòng tự hào là công dân có trách nhiệm.
Sơn Trung