.

Những thực phẩm không được ăn chung với nhau

.

* Dân gian cho rằng có những loại thực phẩm nếu ăn chung với nhau sẽ gây hại cho sức khỏe, ví dụ như mật ong ăn với sữa đậu nành. Xin quý báo nói rõ thêm về sự kiêng kỵ này. (Nguyễn Thị Lan Hương, Hải Châu, Đà Nẵng).

- Theo kinh nghiệm dân gian, các loại thức ăn có sự tương kỵ với nhau. Một số đã được khoa học ngày nay giải thích, nhưng vẫn còn một số khác chưa biết rõ vì sao chúng kỵ nhau, nếu đồng thời dùng chúng thì có phản ứng tác dụng gì xảy ra bên trong, nhưng thiết nghĩ, cẩn thận vẫn hơn. Tốt nhất chúng ta nên lưu ý tránh dùng một lúc các loại thức ăn tương kỵ để bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

Ví như nho là một loại trái cây đầy chất bổ dưỡng, nhưng nếu ăn chung với 3 loại thực phẩm sau sẽ gây hại cho sức khỏe:

Nho và sữa chua không thể ăn cùng với nhau, bởi vì axit có chứa nhiều trong nho sẽ làm ngưng đọng protein trong sữa chua và gây ra các triệu chứng như trướng bụng, đau bụng, tiêu chảy… Tốt hơn, nên ăn sữa chua sau một tiếng đồng hồ ăn nho.

Nho (và cả táo mèo, lựu, hồng…) khi ăn chung với hải sản sẽ gây các triệu chứng như nôn mửa, trướng bụng, đau bụng, tiêu chảy. Bởi vì trong các loại quả này có chứa axit tannic, khi gặp protein trong hải sản axit này sẽ bị ngưng đọng, hình thành chất khó tiêu hóa.

Nho ăn gần lúc với củ cải trắng thì ceton đồng có trong nho phản ứng với axit cyanogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.

Cùng với đó, rau ngót là một thực phẩm giàu dưỡng chất, rất bổ ích cho mọi người. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì các món ăn từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm nếu sử dụng nhiều. Cho dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra tác hại của rau ngót với thai kỳ, nhưng trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin cao gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, khiến chị em rất dễ sảy thai.

Một đối tượng nữa cần kiêng ăn rau ngót là người khó ngủ. Một báo cáo ở Đài Loan khuyến cáo rằng những người uống nước ép rau ngót (150g) từ 2 tuần đến 7 tháng đã xảy ra tác dụng phụ như có triệu chứng khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Tuy nhiên, những triệu chứng này biến mất sau một ngày ngừng tiêu thụ nước ép lá rau ngót.

Về vấn đề tương kỵ của các loại thức ăn, chuyên mục Cửa sổ Tri thức trên Đà Nẵng cuối tuần số ra ngày 30-12-2007 có đăng bài thơ rất dễ nhớ của bác sĩ Nguyễn Hữu Tài, xin giới thiệu lại ở đây:

Mật ong, sữa, sữa đậu nành; Ăn cùng tắc tử - phải đành xa nhau/ Gan lợn, giá, đậu nực cười; Xào chung, mất sạch bổ tươi ban đầu/ Thịt gà, kinh giới kỵ nhau; Ăn cùng một lúc, ngứa đầu phát điên/ Thịt dê, ngộ độc do đâu?; Chỉ vì dưa hấu, xen vào bữa ăn/ Ba ba ăn với dền, sam; Bụng đau quằn quại, khó toàn vẹn thân/ Động kinh, chứng bệnh rành rành; Là do thịt lợn, rang chung ấu Tàu/ Chuối hột ăn với mật, đường; Bụng phình, dạ trướng, dọc đường phân rơi/ Thịt gà, rau cải có câu; Âm dương, khí huyết thoát vào hư vô/ Trứng vịt, lẫn tỏi, than ôi!; Ăn vào chắc chết, mười mươi rõ ràng/ Cải thìa, thịt chó xào vô; Ăn vào, đi tả, hôn mê khôn lường/ Sữa bò, cam, quýt, bưởi, chanh; Ăn cùng một lúc, liên thanh sấm rền/ Quả lê, thịt ngỗng thường thường; Ăn vào cơ thể đùng đùng sốt cao/ Đường đen pha sữa đậu nành; Đau bụng, tháo dạ, hoành hành suốt đêm/ Thịt rắn, kỵ củ cải xào; Ăn vào, sao thoát lưỡi đao tử thần/ Nôn mửa, bụng dạ không yên; Vì do hải sản ăn liền trái cây/ Cá chép, cam thảo, nhớ rằng; Ăn chung, trúng độc, không cần hỏi tra/ Nước chè, thịt chó no say; Thỉnh thoảng như thế, có ngày ung thư/ Chuối tiêu, môn, sọ phiền hà; Ruột đau quằn quại, như là dao đâm/ Khoai lang, hồng, mận ăn vô; Dạ dày viêm loét, tổn hư tá tràng...

ĐNCT

;
.
.
.
.
.