.
Tiếng gió thì thầm
Tâm Thư đi như chạy, thỉnh thoảng lại nhảy lò cò trên đường. Có lúc như nhớ ra điều gì, nó giận dỗi đá tung mấy viên sỏi lên. Cũng có khi nó vò nát những đóa hoa dại hái bên đường rồi ném lên trời...
.
.
  • Nếu đủ yêu thương
    Nhìn bạn suốt ngày lục cục công việc bếp núc, tôi dồn dập hỏi: "Chắc bây giờ bạn chán nấu nướng lắm rồi nhỉ? Liệu bạn có còn thực sự thấy hứng khởi với một món ăn nào?"...
    .
    .
  • Sắc cỏ mùa đông...
    Không biết tự bao giờ mà mùa đông đã trở thành mùa nhớ? Phải chăng chính cái rét đặc trưng như muốn cắt da cắt thịt của nó mà khiến cho người ta tìm đến nỗi nhớ như thể là một phương cách để tự thắp lên cho mình những ngọn lửa tự tâm để sưởi ấm chính mình. Người ta nhớ nhiều, nhớ gia đình, người thân, nhớ những con người đã từng gặp, nhớ những cảnh vật, và bình dị hơn là nhớ cả một sắc cỏ mùa đông...
    .
    .
  • Chân vừa bước thêm một vạch tuổi
    Mải mê chơi trò kéo co với thời gian, bạn nhận ra mình sẽ không bao giờ thắng được cuộc chơi ấy. Bởi luôn có một ngày trong năm bạn dừng lại thật lâu trước tờ lịch mỏng, chữ số trên đó như ghé vào tai thì thầm rằng bạn vừa bước qua thêm một vạch tuổi, nghe con tàu đời mình rú lên tiếng còi vào ga mới. Sẽ có vài người bước xuống, rời khỏi toa tàu đời bạn, để lại bóng mình trên những ô ghế trống, rồi sau này bạn sẽ gặp lại những chiếc bóng ấy trong hình hài một câu chuyện cũ, hay một gợi nhớ xa xôi.
    .
    .
  • Đi qua mùa lũ lụt...
    Nghĩ cứ thương người xứ mình, lụt cứ nối lụt, chẳng tha năm nào, nên khổ cũng nối nhau giăng khắp nẻo đi đường về. Nhưng tuyệt nhiên người quê tôi không ai than vãn, dẫu dư âm còn lại của dòng nước bạc nặng giọt phù sa là đâu đó tang thương, mất mát.
    .
    .
  • Thơ
    Những người thầy đứng trên bục giảng mang nghiệp làm thơ thường có đời sống nội tâm sâu nặng với nghề. Họ gửi gắm tình yêu của mình qua những tứ thơ lắng sâu sau trang giáo án. Sống trọn vẹn với vẻ đẹp của nghề bao nhiêu, thơ của họ càng rung động tràn đầy cảm xúc với cuộc đời bấy nhiêu.
    .
    .
  • Tháng mười chèo ghe bẻ bắp bên sông
    Cho đến bây giờ tôi mới hiểu tại sao lại có bài ca dao lạ đời: "Chèo ghe bẻ bắp bên sông/ Bắp chưa có trái bẻ bông đem về'. Hóa ra việc "bẻ bông đem về" nó cụ thể, nó hiện thực mười mươi chứ chẳng phải lãng mạn hay siêu hình kiểu như "Đất chưa mưa đà thấm", hoặc giả là siêu nhiên như rượu Hồng Đào huyền thoại "chưa nhấm đà say".
    .
    .
  • Tri ân
    Khi những cơn gió mùa bắt đầu tràn về, bầu trời như cũng ảm đạm hơn bởi sự xuất hiện của những đám mây xám đen và cây cối xung quanh trở nên gầy guộc, khẳng khiu - đó cũng là lúc chúng tôi hẹn nhau cùng về thăm cô, ngồi bên cô và cảm nhận rõ nhất ý nghĩa của mùa tri ân.
    .
    .
  • Như bầy ong bay về phố lạ…
    Phố đã sang mùa rồi phải không? Có những sớm mai từ ban công nhìn ra chỉ thấy sương liêu phiêu trên những nếp nhà, ngõ hẻm, hàng cây, như một dòng sông tịch lặng đầy hư ảnh. Trong quãng sương mù buông rèm trên vành mi mùa đông, những người già đi bộ, những xe chở hàng rong, người đàn bà quét rác sân nhà, dường như tất cả đều lặng lẽ hơn.
    .
    .
  • Mẹ
    Hà Nội những ngày đầu đông mưa bất chợt. Ngồi thu mình trong căn phòng trọ chật hẹp, Vân nghĩ ngợi nhiều điều: từ việc không tin nổi mình đã trở thành sinh viên năm nhất đại học đến việc thấy nhớ nhà, nhớ quê, nhớ ban công nhỏ đầy ắp những chậu hoa lưu ly, thược dược của mình. Và Vân nhớ mẹ. Nghĩ về mẹ là biết bao cảm xúc cứ thế ùa về. Với Vân, mẹ là một người thật đặc biệt.
    .
    .
  • THƠ
    Mỗi người làm thơ đều có thế giới riêng của họ. Tùy vào cảm xúc bất chợt từ những trải nghiệm đời thường, họ hoài mong gửi gắm những buồn vui trong từng thi ảnh, trong mỗi tứ thơ để được giải bày, san sẻ với bao người.
    .
    .
  • Mưa phía mênh mông
    Hoàng bưng chén cơm, mắt dán vào bản tin thời tiết trên tivi. Trời mưa hoài mưa mãi, giờ lại thêm tin áp thấp trên Biển Đông, có nguy cơ mạnh lên thành bão. Thấy chồng trầm ngâm, Hiên giục chồng ăn cơm đi. Năm nào ông trời đến mùa này chẳng mưa nhiều như thế này, tránh làm sao được. Miếng cơm trệu trạo trong miệng dù hôm nay có món cá đồng kho nghệ Hoàng thích. Hoàng ngó xa xăm ngoài trời, mưa gió như kéo kỷ niệm buồn từ thuở ấu thơ của anh ùa về. Hoàng nói với Hiên, để chút xíu anh chạy qua nhà má coi lại mái hiên. Bữa trước gió mạnh làm bay mất miếng tôn mà chưa kịp chằm lại.
    .
    .
  • Về quê
    Ông Tư được bố mẹ vợ bảo lãnh sang Mỹ định cư. Ngày đùm đề vợ con rời đi, ông tự trấn an rằng khi mọi thử ổn định, ông sẽ quay về thăm quê. Ấy thế mà đã hơn hai mươi năm trôi qua, ông chưa một lần đặt chân trở lại.
    .
    .
  • Chuyện tình bên dòng sông
    Mỗi lần nói thế Thảo đều biết mình lỡ miệng làm ba buồn. Nhưng thực ra, Thảo nói thế cũng vì thương ba nhiều thôi. Thương cho tính cách của một chàng trai hạ miền chung thủy. Mà người phụ tình ba chẳng ai khác chính là má ruột Thảo. Người đã dứt áo ra đi, để lại hai chị em Thảo cùng với ba côi cút trong căn nhà bên sông hơn mười năm qua…
    .
    .
  • Vạt nắng chiều thu
    Có phải từ giao cảm của thiên nhiên và lòng người cộng hưởng thành cung điệu đắm say khiến người ta yêu mùa thu nhiều đến thế? Có phải từ dư ba nồng nã tụ lại ở một miên trường lộng lẫy sắc hương khiến mùa thu lay thức những phức cảm nồng nàn? Ta hẹn thu về để cơi nới cõi lòng mà nghe mùa dịu dàng trổ những bình yên…
    .
    .
  • Những chuyến đi của tôi
    Mùa thu này người ta hay dừng lại để nghĩ về những chuyến đi... Có người nói đó là một sự dịch chuyển; có người nói đó là một nỗi khổ đau; cũng có người khẳng định đó là niềm hạnh phúc, là căn cước cho niềm sống, cho hành trình của những kiếm tìm để bồi đắp; cũng có người ý nghĩ đó là khởi điểm của những hao khuyết... Với tôi đi là tất cả, đi để được lang thang, đi để nuôi dưỡng niềm hạnh phúc tự nhiên nhất trong chính con người mình.
    .
    .
  • Đò dọc, đò ngang
    Khi những con đường bê tông len lỏi vào từng xóm nhỏ, thôn sâu thì những con đò dọc, đò ngang ở quê tôi cũng dần vắng bóng. Trong những ngày trời rỉ rả đổ xuống cơn mưa, đứng bên bờ sông mênh mang một màu trắng xóa, lòng tôi da diết nhớ tiếng gọi "đò ơi".
    .
    .
  • THƠ
    Thơ nữ từ xưa đến nay luôn chất chứa nỗi niềm, những người đàn bà làm thơ cứ mãi đi tìm câu trả lời về nỗi đau phận người, nỗi truân chuyên và khát vọng tình yêu giữa cuộc đời này. Mỗi người một giọng điệu, một cách tỏ bày riêng, họ luôn tìm cách nói mới, cách tân thi pháp nhằm gửi gắm nhiều nhất cảm xúc sâu nặng trước bao buồn vui của số phận, cho dù điều đó không hề đơn giản. Nếu không biết yêu và sống hết mình, không lay động trước bao buồn vui của cuộc đời này, thì làm sao tiếng thơ ấy trở thành âm thanh ngôn ngữ của riêng mình… (Nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh chọn và giới thiệu)
    .
    .
  • À… ơi khúc nhớ đồng dao
    Tuổi thơ và quê hương luôn đằm sâu trong nỗi nhớ. Ký ức trọn vẹn yêu thương và hình hài trong thăm thẳm bóng làng. Kẻ đi xa, người ở lại đều vẫn lưu giữ những kỷ niệm hồn nhiên của một thuở trẻ thơ. Như chiều nay, trời mưa, màn hình tivi nhà ai mở khúc hát đồng dao mà ta cứ nao nao thương về một thuở cắt cỏ chăn trâu.
    .
    .
  • Một buổi chiều êm
    Lam thường nhăn mặt mỗi khi nghe bà nội nói má là kẻ sát chồng. Nội vừa đưa tay lau thứ nước đỏ tươi từ trầu ứa ra từ khóe miệng vừa chậm rãi nói. Từng câu từng từ như cứa vào lòng Lam vậy. Nội nói hồi xưa nội cản dữ lắm mà ba bây đâu có nghe, cứ đâm đầu vào yêu, rồi cưới, rồi dắt díu nhau lên thành phố làm ăn. Rốt cuộc thì bây thấy đó, rồi ba bây có còn lại gì đâu ngoài nắm đất nằm bên gò.
    .
    .
  • Hương mùa thu
    Như một sự sắp đặt đầy hữu ý của thiên nhiên, khi ngọn heo may chùng chình chạm ngõ, phả cho mùa chút se lạnh mơn man cũng là lúc thu nhón gót qua thềm, mang theo đặn đầy cả một miền hoa trái. Dường như mọi tinh túy đất trời đều tụ lại ở một miên trường lộng lẫy sắc hương…
    .
    .
  • THƠ
    Không ít nhà thơ đưa hình ảnh người mẹ vào trang thơ đầy xúc động. Người mẹ trong thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành với cảm xúc mãnh liệt, chân thành, sâu lắng đã gây nhiều ấn tượng sâu sắc, làm lay động lòng người. Đặc biệt với Nguyễn Phúc Lộc Thành, một thi sĩ đã có nhiều thành công nổi bật trong sáng tạo, làm mới thơ lục bát bằng các biện pháp tu từ, nhịp điệu, thanh điệu, tất cả nhằm tạo ra nhiều liên tưởng trong thi pháp, nâng ý nghĩa đa tầng trong tác phẩm, bộc lộ tận cùng bản ngã, chuyển tải các thông điệp của nhà thơ đến với công chúng, mở ra một không gian mới cho thơ lục bát...
    .
    .
  • Mấy khúc ngậm ngùi
    Cơn mưa nhẹ bay trong trời chiều lay lắt gió, những bụi mưa đậu hững hờ lên mái tóc lơ thơ của má. Tôi chạnh lòng nhìn tấm lưng còng như đang khắc vào trời chiều một dấu chấm hỏi cô độc.
    .
    .
  • THƠ
    Nỗi nhớ trong thơ thường dễ lắng sâu vào lòng người, bởi ký ức bao giờ cũng đầy kỷ niệm. Nỗi nhớ của Hồ Xoa trong thoáng chốc thôi bỗng hóa thành nợ với quê nhà: "Nợ con bướm trắng giữa đường/ Chiếc mo cau rụng cuối vườn xót xa/ Mái tranh đứt ruột quê nhà/ Cù lao mấy chữ mà ra đoạn trường". Vẫn cái mo cau ấy nhưng với Trần Thanh Thoa lại khác: "Tôi đi về phía mùa thu/ Mo cau đựng ánh trăng lu trước thềm/ Lặng thầm quả rụng vườn đêm/ Sợi rơm ủ những ngọt mềm ấu thơ". Có phải vì tiếc nuối bao hoài niệm xa xưa ấy mà nhà thơ Hoàng Thanh Thụy cứ van nài: "Chiều đã tắt ngoài kia, ngày sắp hết/ Em, em ơi, một lần nữa tôi van/ Tình đã trót trao nhau rồi, xin đừng khác/ Để chút vàng thu còn mãi với thời gian". Còn Huỳnh Lê Nhật Tấn với "lòng bao dung biến thành cỏ lá/ gió thiên triền miên thổi/ sa mạc cát vàng lay/ Anh là "trái sầu bé dại/ mùa hương yêu trái chiều". (Nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh chọn và giới thiệu)
    .
    .
  • THƠ
    Thơ lục bát thường dễ gửi gắm cảm xúc, những rung động của tâm hồn mình, bởi đó là những câu thơ chất chứa sâu thẳm lời ru từ trong ký ức mỗi người. Vậy mà thơ lục bát hay vẫn hiếm, phần nhiều cứ vần vè theo nhịp điệu truyền thống, câu chữ dung dị, đôi khi quá dễ dãi. Có lẽ vì thế mà nhiều nhà thơ muốn tự làm mới thể loại thơ này để diễn đạt ý tưởng của mình sâu lắng, chân thực hơn. Làm mới lục bát cho hay là điều không dễ dàng, nhưng các bài thơ lục bát dưới đây cũng tránh được những vần vè sáo rỗng, nhờ đó bài thơ sâu lắng hơn, dễ đi vào lòng người hơn.
    .
    .
  • Những cánh chim bay về
    Hàng cây xanh vẫn rì rào trong gió và nắng vẫn xuyên qua tán lá chảy tràn xuống những vệt tròn màu mật ong trên nền lá khô mục như bao ngày của mùa hạ nơi Cồn Xanh. Sau cơn bão người đổ ào qua mấy ngày trước, cồn trở lại với vẻ thanh vắng như vốn có của nó. Khoảng không gian ngợp bóng cây xanh ở giữa cánh đồng làng lại chỉ của riêng mình An ghé qua.
    .
    .
  • Hương chùm rượu theo về…
    Một ngày cuối hè, lang thang trên vùng rừng Tiên Phước, Quảng Nam, tôi bất ngờ bắt gặp những trái chùm rượu chín hồng thấp thoáng sau vòm lá. Một trời ký ức tuổi thơ ùa về theo…
    .
    .
  • Những mùa trăng
    Nhắc đến Trung thu, chúng ta đều dễ dàng hình dung đến hình ảnh chị Hằng, chú Cuội, những chiếc đèn ông sao sắc màu, những chiếc bánh nướng, bánh dẻo và trẻ em khắp nơi rồng rắn rước đèn trong tiếng trống rộn ràng … Thế nhưng, đâu đó vẫn có những mùa trăng không theo "khuôn mẫu" chung, mang những nét riêng hay chứa đựng cả bầu trời nỗi niềm xao xác, thương nhớ. Và hôm nay tôi sẽ kể cho các bạn về những ngày Trung thu như thế.
    .
    .
  • Những đứa nhỏ nhớ dai
    Cứ nhìn thấy gánh gỏi đu đủ là thể nào đứa nhỏ nọ cũng bất thần hiện ra. Nó đòi ăn bằng được. Chị can quyết liệt, rằng hàng rong bụi bẩn với vi khuẩn không biết đâu mà lần, rằng da heo luộc - thứ quan trọng của món gỏi - đầy cholesterol xấu, tôm luộc là chúa rù quến lũ ruồi lằn, chắc gì người ta rửa lau xấp dĩa kia tử tế.
    .
    .
  • Rước đèn đêm Trung thu
    Khi vợ chồng Hiền và đứa con gái nhỏ vừa quen biết với xóm Mã Lạng này thì thật không may, anh Ngơn - chồng chị - hy sinh khi làm nhiệm vụ truy bắt cướp! Trong sự chia buồn rất thật tình trong xóm phải kể đến bà Tư, người láng giềng mới thân của chị Hiền.
    .
    .
  • Thơ
    Là người đàn bà làm thơ hồn hậu, nhà thơ Bùi Kim Anh luôn vượt qua những thăng trầm sóng gió để sống lạc quan và yêu thương cuộc đời này bằng chính đời thơ của mình. Với chị, thơ là người bạn tri âm, luôn chất chứa nỗi niềm lắng đọng, những vất vả, gian nan trĩu nặng phận người. Thơ Bùi Kim Anh luôn thấp thoáng không gian Hà Nội với từng phố nhỏ thân yêu gắn với bao kỷ niệm.
    .
    .
  • Người về bóng đổ đường quê
    Đường làng - con đường của những cung bậc cảm xúc, nơi chứng kiến bao số phận người quê, lặng lẽ và song hành. Ngày ấy, con đường rợp bóng tre xanh, rợp bóng xoan đâu, cây thị, cây bưởi... Tinh mơ, ta đã nghe râm ran tiếng nói cười ở phía đường làng cùng nhau ra đồng cho kịp thì vụ. Vụ cày cấy đến gặt hái đều tất bật, lam lũ.
    .
    .
  • Về nghe hương đồng tháng chín!
    Tháng chín, ngọn gió heo may sẽ sàng len vào từng ngõ nhỏ mang theo những làn hương thơm dịu từ cánh đồng làng. Hương như gom hết thảy tinh hoa của đất trời, cây cỏ, gom hết mọi nỗi nhọc nhằn và cả niềm vui của lòng người sớm hôm nhọc nhằn trên đồng ruộng để làm nên mùi vị đặc trưng của làng quê thôn dã.
    .
    .
  • Cây xoài trước cổng
    Hỏi nhà Năm Râu, người ta chỉ liền tới căn có cây xoài trước cổng. Dễ kiếm lắm. Cây xoài có cái thế cong nghiêng một bên, như người đứng lệch lâu năm chưa sửa dáng kịp.
    .
    .
  • THƠ
    Vừa qua, ba tác giả nữ Thụy Sơn, Phan Thu Loan và Vạn Lộc cùng ra mắt, giới thiệu tác phẩm mới của mình với bạn đọc Đà Nẵng. Mỗi người một vẻ, chân quê, dung dị, đời thường với những buồn vui của kiếp người...
    .
    .
  • Lọn tóc thanh xuân
    Mấy năm trước, khi dọn nhà cho ngoại lúc tháo vỏ gối ra giặt tôi lượm được một lọn tóc đen nhánh cuộn trong mảnh vải trắng đã ố màu. Tôi hỏi tóc ai thì ngoại bảo tóc dì. Thực ra thì ngày đó dì vẫn sống với ngoại đấy thôi, ngày nào chẳng nhìn thấy mặt nhau sao còn giấu chi lọn tóc? Ngoại cười than "nhiều khi thấy bóng đó mà chưa thấy người đâu".
    .
    .
.
.
.
4_an
.
.