Hình ảnh

Chợ Cồn xưa và nay

14:23, 05/11/2013 (GMT+7)

(ĐNĐT) - Chợ Cồn nằm ở trung tâm Đà Nẵng và là chợ lớn nhất thành phố. Đã có thời kỳ, đây là chợ bán sỉ và lẻ lớn nhất của Đà Nẵng và miền Trung Việt Nam. Cái tên "chợ Cồn" có từ thập niên 1940, do chợ nằm trên một cồn đất cao giữa lòng thành phố nên người dân địa phương quen miệng gọi thành tên.

Theo một số tư liệu, thời đầu, chợ được xây dựng trên một cồn cát đầy lau sậy và lạch nước, các gian chợ là những nhà chòi tre. Theo thời gian, người kinh doanh tu bổ bằng những vật liệu kiên cố hơn.
Theo một số tư liệu, thời đầu, chợ được xây dựng trên một cồn cát đầy lau sậy và lạch nước, các gian chợ là những nhà chòi tre. Theo thời gian, người kinh doanh tu bổ bằng những vật liệu kiên cố hơn.
Chợ Cồn một thời còn mang tên: Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng
Chợ Cồn những năm 1980 còn mang tên: Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng
Tháng 12-1984, chợ được xây dựng lại gồm 3 tầng khang trang với diện tích 14.000 m² và có tên chính thức là Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng (nay lấy tên gọi quen cũ là chợ Cồn). Ảnh: Chợ Cồn nhìn từ phía siêu thị Big C.
Tháng 12-1984, chợ được xây dựng lại gồm 3 tầng khang trang với diện tích 14.000 m² và có tên chính thức là Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng (nay lấy tên gọi quen cũ là chợ Cồn). Ảnh: Chợ Cồn nhìn từ phía siêu thị Big C.
Một cảnh buôn bán sầm uất tại chợ Cồn thời kỳ Pháp thuộc.
Một cảnh buôn bán sầm uất tại chợ Cồn thời kỳ Pháp thuộc.
Cảnh buôn bán sầm uất đó vẫn giữ được mãi tới ngày nay. Ảnh: Lối vào chợ từ hướng đường Hùng Vương. Khu vực này, hai bên là những kios với đủ các loại mặt hàng thực phẩm, đồ gia dụng, quần áo, đồ gốm sứ... và vào buổi chiều hằng ngày, khu vực này thành nơi bán hàng ẩm thực.
Cảnh buôn bán sầm uất đó vẫn giữ được mãi tới ngày nay. Ảnh: Lối vào chợ từ hướng đường Hùng Vương. Khu vực này, hai bên là những ki-ốt với đủ các loại mặt hàng thực phẩm, đồ gia dụng, quần áo, đồ gốm sứ... và vào buổi chiều hằng ngày, khu vực này thành nơi bán hàng ẩm thực.
Khung cảnh chợ Cồn xưa
Khung cảnh chợ Cồn xưa
Còn đây là khung cảnh nhộn nhịp kẻ mua, người bán diễn ra tại giữa lối dẫn vào chợ từ phía đường Ông Ích Khiêm. Một bên là các kios bán hàng gốm sứ, còn bên trái là khu nhà cấp 4 dành riêng cho thực phẩm khô, rau quả và thực phẩm tươi sống. Buổi chiều hằng ngày, nơi đây thành một khu bán hàng quần áo cũ, giá rẻ nên khá sầm uất.
Còn đây là khung cảnh nhộn nhịp kẻ mua, người bán diễn ra tại giữa lối dẫn vào chợ từ phía đường Ông Ích Khiêm tháng 11-2013. Một bên là các ki-ốt bán hàng gốm sứ, còn bên trái là khu nhà cấp 4 dành riêng cho thực phẩm khô, rau quả và thực phẩm tươi sống. Buổi chiều hằng ngày, nơi đây thành một khu bán hàng quần áo cũ, giá rẻ nên khá sầm uất.
Sau khi được sửa chữa, hầu như toàn bộ những trụ cột cũ này của chợ đã không còn.
Sau khi được sửa chữa, hầu như toàn bộ những trụ cột cũ này của chợ đã không còn.
Chỉ có một chút diện tích ở khu số 15 còn lưu giữ một phần kiến trúc cổ phía trên. Tuy nhiên, mái lợp bằng ngói giờ được thay thế bằng những tấm tôn và phía dưới có che trần chống nóng. Bên dưới khu này là các gian hàng ăn uống.
Chỉ có một chút diện tích ở khu số 15 còn lưu giữ một phần kiến trúc cổ phía trên. Tuy nhiên, mái lợp bằng ngói giờ được thay thế bằng những tấm tôn và phía dưới có che trần chống nóng. Bên dưới khu này là các gian hàng ăn uống.
Một quầy hàng bán nón được bà chủ trình bày khá bắt mắt. Bà vừa là người trực tiếp bán hàng, vừa tranh thủ tự tay khâu thành những chiếc nón xinh xắn này những lúc rảnh khách.
Một quầy hàng bán nón được trưng bày khá bắt mắt.
Không khí mua bán tại các gian hàng luôn tấp nập, đông đúc.
Không khí mua bán tại các gian hàng luôn tấp nập, đông đúc.
Cụ bà bán trầu cau ngồi ngay lối vào chợ từ hướng đường Ông Ích Khiêm. Bà gắn bó với công việc này cả hàng chục năm nay.
Cụ bà bán trầu cau ngồi ngay lối vào chợ từ hướng đường Ông Ích Khiêm. Bà gắn bó với công việc này cả hàng chục năm nay.

Theo một số tư liệu, thời đầu, chợ được xây dựng trên một cồn cát đầy lau sậy và lạch nước, các gian chợ là những nhà chòi tre. Theo thời gian, người kinh doanh tu bổ bằng những vật liệu kiên cố hơn. Chợ có một mặt hướng về đường Hùng Vương, một mặt hướng về đường Ông Ích Khiêm, phía Bắc là một con hẻm, phía Đông sát đường xe lửa. Phía đường Ông Ích Khiêm trước là kho đạn, sau là trại gia binh của cảnh sát và công binh cho đến năm 1975, hiện nay đã trở thành các ki-ốt liên đới với hệ thống buôn bán của chợ Cồn nới rộng.

Tháng 12-1984, chợ được xây dựng lại gồm 3 tầng khang trang với diện tích hơn 14.000m² và có tên chính thức là Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng (nay lấy tên gọi quen cũ là Chợ Cồn). Chợ Cồn bao gồm một dãy nhà 3 tầng, một dãy nhà 2 tầng và 6 khu nhà lồng chủ yếu buôn bán vải vóc, quần áo, giày dép, hàng điện tử, thực phẩm khô, rau quả và thực phẩm tươi sống...

Đắc Mạnh

.