ĐNĐT - Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26-4-1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraine (khi ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết) bị nổ.
Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô viết, Đông và Tây Âu, Scandinavia, Anh quốc, và đông Hoa Kỳ.
Cho đến nay, người dân và du khách không ai đặt chân đến thành phố "chết" này, thế nhưng, nhiếp ảnh gia Roland Verant đã đến tận nơi, chụp lại khung cảnh nơi đây sau 30 năm thảm họa.
|
Những tòa nhà bị bỏ hoang, không một bóng người, phủ một màn u ám lên đô thị "tử thần" |
|
Một số hình ảnh cho thấy thị trấn Pripyat đã trở nên hoang phế kể từ khi vụ tai nạn xảy ra vào năm 1986, và các cảnh quan hiện nay đã thay đổi từ một thị trấn nơi cư dân sinh sống nhộn nhịp đến một cảnh tượng hoang tàn, bị xâm chiếm bởi mẹ thiên nhiên. |
|
Hoàng hôn màu cam tương phản với những căn nhà trống rỗng, ma quái mà thảm kịch đáng buồn đã để lại cho thị trấn không dân cư này |
|
Cây cối phủ kín không gian |
|
Những giường bệnh bị bỏ hoang |
|
Những phương tiện giao thông công cộng nằm chất chồng, hoen rỉ sau hàng chục năm |
|
Một nơi trông giống như căn phòng điều khiển |
|
Một căn phòng có tầm nhìn độc đáo |
|
Hồ bơi đã trở nên bẩn thỉu, hoang phế |
|
Một bức tranh về Vladimir Lenin |
|
Một bản báo cáo năm 2005 do Hội nghị Chernobyl, dưới quyền lãnh đạo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đưa ra cho rằng có 56 người chết ngay lập tức; 47 công nhân và 9 trẻ em chết vì ung thư tuyến giáp, và ước tính có khoảng 9.000 người, trong số gần 6,6 triệu người, cuối cùng sẽ chết vì một loại bệnh ung thư nào đó. |
|
Riêng tổ chức Hoà bình xanh ước tính tổng số người chết là 93.000 nhưng đã ghi trong bản báo cáo của họ rằng: "Những con số được đưa ra gần đây nhất cho thấy rằng chỉ riêng ở Belarus, Nga và Ukraine, vụ tai nạn có thể đã dẫn tới cái chết thêm của khoảng 200.000 người trong giai đoạn từ 1990 đến 2004." |
|
Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraine, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người. Khoảng 60% đám mây phóng xạ đã rơi xuống Belarus. |
ĐNĐT (theo The Telegraph, Wikipedia)