Loài lươn điện mới có khả năng phóng điện cao nhất từng được ghi nhận ở một loài động vật.
Trong một bài báo mới được công bố trên tạp chí Nature Communications đã tiết lộ thực tế không chỉ một mà có đến 3 loài lươn có khả năng phóng điện cực mạnh. Trong đó có loài phóng điện lên tới 860V nhiều hơn đáng kể so với 650V được ghi lại trước đây.
Ba loài lươn mới có tên lần lượt là: Electrophorus Electricus, Electrophorus varii và Electrophorus voltai.
Loài lươn Electrophorus voltai có khả năng phóng điện cực mạnh lên đến 860V. |
Giống như 250 loài cá điện khác được ước tính sống ở Amazon, lươn điện sử dụng năng lượng điện của chúng để điều hướng, liên lạc và phát hiện các vật thể. Tuy nhiên, chúng nằm trong số ít sử dụng dòng điện cho cả săn bắn và tự vệ.
Với chiều dài lên tới 2,5 mét, lươn điện Electrophorus được tìm thấy ở nhiều sông, suối, đầm lầy và lạch qua các khu vực phía bắc của Nam Mỹ và đủ phổ biến để các nhà khoa học tin chúng là một loài độc đáo từ lâu.
Là một phần của sự hợp tác giữa Smithsonian, Bảo tàng Động vật học của Đại học São Paulo và các tổ chức nghiên cứu khác nhằm khám phá sự đa dạng của cá điện ở Nam Mỹ, nhà nghiên cứu C. David de Santana của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Smithsonian bắt đầu nghi ngờ ở đó nhiều hơn một loài lươn điện.
De Santana và các đồng nghiệp đã kiểm tra chặt chẽ 107 mẫu lươn mà họ thu thập được trong sáu năm qua. Để bắt đầu, họ không thể tìm thấy bất kỳ tính năng bên ngoài có thể phân biệt nào có thể đánh dấu chúng là các nhóm khác nhau. Tuy nhiên, khi họ quay kiểm tra DNA đã tìm thấy một sự khác biệt di truyền chỉ ra rõ ràng ba loài khác biệt.
Khi xem xét động vật, họ đã phát hiện ra những khác biệt về thể chất tinh tế, chẳng hạn như hình dạng hộp sọ và vây ngực. Mỗi loài cũng xuất hiện trong một khu vực cụ thể.
Loài E. Electricus nổi tiếng từ lâu đã được tìm thấy ở vùng cao của Guiana Shield, dọc biên giới của Venezuela và Guyana. E. voltai, một trong hai loài mới, sống xa hơn một chút về phía nam ở vùng cao của Khiên Brazil và E. varii được tìm thấy ở vùng nước âm u hoặc vùng đất thấp.
Các nhà khoa học nghi ngờ ba loài đã tách ra khoảng 7 triệu năm trước, với tổ tiên chung của E. electrus và E. voltai thích vùng nước trong vắt trên cao và E. varri hướng tới vùng nước giàu khoáng chất dẫn điện hơn ở vùng đất thấp. E. electrus và E.voltai chuyển hướng từ tổ tiên chung của chúng khoảng 3,6 triệu năm trước, khi sông Amazon thay đổi dòng chảy, ngăn cách vùng cao nguyên.
Thật kỳ lạ, De Santana và nhóm của ông cũng phát hiện ra rằng E. voltai có thể phóng điện lên tới 850V, so với 650V E. Electricus, khiến nó trở thành máy phát điện sinh học mạnh nhất thế giới.
"Người ta có thể suy đoán rằng nó có thể là một sự thích nghi sinh lý để sống trong môi trường dẫn điện thấp (như ở vùng cao). Tuy nhiên, E. Electricus sống trong một môi trường tương tự và không tạo ra sự phóng điện mạnh như vậy", tiến sĩ de Santana nói.
Theo dantri.com