Ông Alexei Rabochiy, nhà thiết kế chính của Công ty vũ trụ và tên lửa NPO Mashinostroyenia, cho biết vệ tinh radar Kondor-FKA-M thế hệ mới của Nga sẽ có khả năng chụp ảnh bề mặt Trái Đất với độ phân giải cao tới 0,5 mét.
Viên Bi Xanh (The Blue Marble) - bức ảnh rõ nét đầu tiên về bề mặt Trái Đất được chiếu sáng đầy đủ do con người chụp năm 1972. Ảnh: Sputnik |
“Ko Sự hiện đại hóa thú vị nhất chính là sự thay đổi hình dạng của radar... Về cơ bản, điều này đã thay đổi các đặc thù chính của khảo sát radar. Các góc quét điện tử dọc 2 mặt phẳng tăng lên giúp các khảo sát chi tiết có thể đạt độ phân giải lên tới 0,5 mét”, ông nói.
Ông Rabochiy cho biết thêm rằng các đặc tính năng lượng radar và năng lượng dùng một lần của nền tảng không gian này cũng sẽ cải thiện trên tàu vũ trụ thế hệ mới. Điều này sẽ cải thiện đáng kể các đặc tính hình ảnh radar thu được.
Vệ tinh tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên Kondor-FKA-M dự kiến được phóng lên quỹ đạo vào năm 2025.
Trước đó, ông Alexander Leonov, Tổng giám đốc kiêm nhà thiết kế của văn phòng thiết kế NPO Mashinostroyeniya, nói rằng thời điểm cụ thể vẫn chưa được hé lộ do Tập đoàn vũ trụ Nga Roscosmos liên tục cắt giảm ngân sách, song việc phát triển vệ tinh vẫn tiếp diễn .
Ngày 27-5, vệ tinh radar Kondor-FKA đầu tiên sẽ được phóng bằng tên lửa Soyuz-2.1a từ Sân bay vũ trụ Vostochny. Hệ thống này sẽ bao gồm 2 vệ tinh, vệ tinh thứ hai dự kiến được phóng vào mùa hè năm 2024.
Theo Baotintuc.vn