Tiểu đường nếu không được điều trị đúng cách có thể gây biến chứng nguy hiểm. Chúng ta cần biết cách phòng ngừa căn bệnh này.
Chế độ ăn giàu protein: Những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nên thêm protein vào chế độ ăn uống, đồng thời tránh các thực phẩm giàu carbohydrate và chất béo. Protein giúp duy trì năng lượng cơ thể và bình thường hóa sự hao mòn của cơ thể bằng cách duy trì tỉ lệ trao đổi chất cao. |
Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và sự sản sinh các hormone, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bỏ thuốc lá không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường mà còn cải thiện sức khỏe toàn diện của bạn. |
Uống nhiều nước hơn: Nước là một trong những phần quan trọng nhất của cơ thể, nó giúp huy động hàm lượng đường cao trong máu. Uống nhiều nước mỗi ngày không chỉ giúp điều hòa các chức năng cơ thể mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường. |
Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Các nghiên cứu cho thấy những người ngủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn so với những người ngủ dưới 7 tiếng. Thiếu ngủ có thể làm xáo trộn sự cân bằng hormone trong cơ thể, tình trạng này dễ gây tiểu đường. |
Tập luyện thể chất: Một lối sống lành mạnh với các hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp bạn ngăn hoặc làm chậm sự phát triển bệnh tiểu đường. Đây là giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng tránh nhiều vấn đề về sức khỏe bao gồm tiểu đường. |
Chất xơ: Một chế độ ăn uống giàu chất xơ tạo điều kiện cho sự hấp thụ đường trong máu và sự tiết insulin để cân bằng lượng đường đó. Bạn có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường bằng cách thêm lúa mì, ngũ cốc và các loại thực phẩm giàu chất xơ khác vào chế độ ăn uống. |
Kiểm tra lượng đường huyết: Một trong những cách tốt nhất để tránh bệnh tiểu đường là thường xuyên kiểm tra lượng glucose trong máu. Người trên 45 tuổi nên kiểm tra hàm lượng đường trong máu 3 năm một lần. Người có huyết áp cao hoặc béo phì nên kiểm tra thường xuyên hơn và chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn. |
Theo VOV