Ngày 12-11, Việt Nam có 8.982 ca nhiễm mới SARS-CoV-2 tại 56 địa phương

.

Tính từ 16 giờ ngày 11-11 đến 16 giờ ngày 12-11, Việt Nam ghi nhận 8.982 ca nhiễm mới, trong ngày có 10.263 ca khỏi bệnh.

Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc ca mắc COVID-19. Ảnh: TTXVN.
Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc ca mắc Covid-19. Ảnh: TTXVN.

Trong số các ca nhiễm mới, có 6 ca nhập cảnh và 8.976 ca ghi nhận trong nước (tăng 831 ca so với ngày trước đó) tại 56 tỉnh, thành phố (có 4.180 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số mắc như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.388), Đồng Nai (813), An Giang (661), Bình Dương (654), Tiền Giang (634), Tây Ninh (517), Kiên Giang (403), Đồng Tháp (383), Sóc Trăng (298), Bình Thuận (287), Vĩnh Long (284), Cà Mau (258), Bạc Liêu (252), Cần Thơ (178), Bà Rịa - Vũng Tàu (177), Hà Nội (176), Khánh Hòa (170), Long An (110), Hậu Giang (101), Bình Phước (99), Trà Vinh (85), Bến Tre (84), Hà Giang (62), Đắk Nông (60), Bình Định (57), Thái Bình (54), Lâm Đồng (54), Bắc Ninh (49), Ninh Thuận (47), Nghệ An (47), Quảng Nam (45), Thừa Thiên Huế (44), Bắc Giang (42), Quảng Ngãi (38), Thanh Hóa (37), Đà Nẵng (34), Phú Thọ (34), Quảng Bình (33), Hải Dương (30), Quảng Trị (29), Nam Định (27), Gia Lai (23), Quảng Ninh (23), Hà Tĩnh (18), Hưng Yên (18), Hải Phòng (16), Hà Nam (11), Phú Yên (8 ), Lạng Sơn (6), Sơn La (5), Vĩnh Phúc (3), Thái Nguyên (2), Hòa Bình (2), Kon Tum (2), Điện Biên (2), Tuyên Quang (2).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Đắk Lắk (giảm 162 ca), Tây Ninh (giảm 139 ca), Đồng Nai (giảm 117 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Tiền Giang (tăng 217 ca), TP. Hồ Chí Minh (tăng 203 ca), Vĩnh Long ( tăng 125 ca).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua 8.033 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.009.879 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.250 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay); số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.004.879 ca, trong đó có 853.394 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là: Ninh Bình, Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: TP. Hồ Chí Minh (445.203 ca), Bình Dương (242.243 ca), Đồng Nai (76.656 ca), Long An (36.362 ca), Tiền Giang (20.150 ca).

Trong ngày 12-11, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 10.263 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi là 856.211 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.515 ca.

Từ 17 giờ 30 ngày 11-11 đến 17 giờ 30 ngày 12-11, cả nước ghi nhận 81 ca tử vong tại: TP. Hồ Chí Minh (42), Bình Dương (5), Tiền Giang (5), Long An (4), Kiên Giang (4), Bạc Liêu (4), Đắk Lắk (3), Tây Ninh (3), An Giang (2), Hà Giang (1), Trà Vinh (1), Thanh Hóa (1), Nghệ An (1), Đồng Nai (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Đồng Tháp (1), Cần Thơ (1), Cà Mau (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 74 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.930 ca, chiếm tỷ lệ 2,3% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong ngày 11-11, cả nước có 1.000.048 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 96.557.452 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 63.682.168 liều, tiêm mũi 2 là 32.875.284 liều.

Tiểu ban Y tế thuộc Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 vừa tổ chức cuộc họp triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới, đặc biệt trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Văn phòng Quốc hội và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc áp dụng biện pháp phòng, chống dịch với đại biểu tham dự Kỳ họp thứ hai, Quốc hội XV.

Tại TP. Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành Công văn 3768/UBND-VX về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, qua đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn thành phố cho thấy tình hình dịch có chiều hướng diễn biến phức tạp. Để tiếp tục kiểm soát và không để dịch tái bùng phát trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu một số nội dung, trong đó tổ chức bố trí các điểm tiêm vắc-xin phòng Covid-19 lưu động, nhất là tại các cửa ngõ giáp ranh, bến xe, nhà ga tàu hỏa để chủ động tiêm cho người dân quay trở lại thành phố để làm việc nhưng chưa được tiêm chủng.

Nhằm tăng cường tư vấn và hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 (các F0) đang có xu hướng tăng lại trong thời gian gần đây, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ TP. Hồ Chí Minh quyết định kích hoạt lại mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” trên địa bàn thành phố.

Theo Báo Tin tức

;
;
.
.
.
.
.