Không chỉ tạo nên nét văn hóa ẩm thực độc đáo của Nhật Bản, tảo nâu Mozuku còn được khoa học công nhận về khả năng chống viêm, chống virus mạnh mẽ, ngăn ngừa khối u nhờ chứa trong mình hợp chất siêu nhầy Fucoidan, giúp kích hoạt sự tự diệt của các tế bào gây hại.
Tại sao cơ thể chúng ta mắc bệnh?
Hệ thống miễn dịch trải dài ở khắp cơ thể với sự tham gia của nhiều loại tế bào, cơ quan và mô. Khi virus, vi khuẩn hay các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ kích hoạt hàng loạt các tế bào phòng vệ để nhận diện và tiêu diệt chúng, đồng thời xử lý các tế bào chết hoặc bị lỗi.
Vì lý do nào đó, khi hệ miễn dịch bị suy giảm, tức là hệ thống bảo vệ cơ thể mất khả năng phòng ngự thì virus, vi khuẩn xâm chiếm các tế bào khỏe mạnh, phá hủy, làm chúng bị tổn thương hoặc mang mầm bệnh. Tế bào nhiễm bệnh sẽ nhanh chóng phát triển, tăng lên, lây lan sang các cơ quan và gây ra tình trạng viêm, nhiễm trùng.
Cơ thể muốn khỏe mạnh, muốn duy trì sự sống không thể thiếu hệ miễn dịch. |
Cơ chế chống viêm, chống virus của chất siêu nhờn có trong tảo Mozuku
Viêm là tình trạng xảy ra khi hệ miễn dịch phải chống chọi với virus, tác nhân gây bệnh. Viêm giúp hạn chế và loại bỏ các mô bị tổn thương để cơ thể có thể bắt đầu tự chữa lành.
Fucoidan - chất siêu nhờn có trong tảo nâu Mozuku được chứng minh là chất chống viêm, chống virus và chống oxy hóa mạnh mẽ. Fucoidan có khả năng ức chế con đường truyền tín hiệu viêm, chất trung gian gây viêm và sự xâm nhập của tế bào viêm nhờ đó ngăn chặn tình trạng viêm ở các mô.
Hoạt chất Fucoidan có nhiều trong các loại tảo nâu. |
Nghiên cứu của Viện Fucoidan NPO Nhật Bản cũng cho thấy, Fucoidan có cấu trúc phân tử cao khi vào cơ thể được hấp thụ theo hình thức của hệ tiêu hóa trong hệ thống bạch huyết tại ruột non, kích hoạt mạnh hệ thống miễn dịch, trung hòa gốc tự do và ức chế sự tăng trưởng tế bào của khối u, kích hoạt khả năng tự tiêu diệt của tế bào ung thư, giúp giảm lượng đường, mỡ xấu trong máu và ngăn chặn sự hình thành mạch máu của khối u.
Bởi vậy, các loại tảo nâu chứa hoạt chất Fucoidan thường được chuyên gia khuyến cáo bổ sung vào bữa ăn hằng ngày như một giải pháp nâng cao hệ miễn dịch, phòng chống ung thư hay trong chế độ ăn dành cho những người bệnh sau hóa xạ trị.
Có thể tìm thấy tảo Mozuku ở đâu?
Từ ngàn xưa, người dân Nhật đã sử dụng rong biển trong các bữa cơm hằng ngày từ món cơm rong biển, canh rong biển, rong biển ngâm giấm... Đây cũng là bí quyết sống khỏe mạnh, trường thọ của người dân nước này.
Quần đảo Okinawa hiện là nơi cung cấp tảo Mozuku lớn nhất Nhật Bản, khoảng hơn ½ tổng sản lượng Mozuku cho toàn nước Nhật. Tảo nâu Mozuku sinh trưởng và phát triển mạnh tại vùng biển Okinawa nên to, dày và chứa nhiều hàm lượng chất Fucoidan hơn so với các loại tảo Mozuku ở nơi khác. Nhờ có nguồn nước sạch không bị ô nhiễm của vùng đảo này mà tảo Okinawa Mozuku có hàm lượng chất Fucoidan tinh khiết cao.
Tảo Mozuku chứa Fucoidan được tìm thấy nhiều ở quần đảo Okinawa, Nhật Bản. |
Công thức độc quyền chiết xuất từ tảo nâu Mozuku, tảo nâu Mekabu và sợi nấm Agaricus, Fucoidan UMI NO SHIZUKU tự hào là sản phẩm có hàm lượng Fucoidan tinh khiết với công dụng chống viêm, kháng virus, chống oxy hóa và các gốc tự do trong cơ thể để nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ phòng, điều trị ung thư. Sản phẩm Fucoidan UMI NO SHIZUKU được nghiên cứu, sản xuất, đóng gói tại nhà máy đạt tiêu chuẩn cGMP, Nhật Bản và đã có mặt ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Sản phẩm được bào chế dưới 3 dạng: bột, viên, nước phù hợp cho mọi lứa tuổi. |
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận miễn phí mẫu thử và tài liệu về Fucoidan.
Văn phòng TP. Hồ Chí Minh: Phòng 3A, tầng 33, tòa nhà tài chính Bitexco, số 2 đường Hải Triều, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh - Hotline: 0916 753 108
Văn phòng Hà Nội: Phòng 1702, tầng 17, tòa nhà Gelex, số 52 Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - Hotline: 0934 020 210
Tổng đài miễn phí 1800 558802 Website: www.kfucoidan.com.vn Facebook: https://www.facebook.com/kfucoidan.com.vn/ Giấy phép quảng cáo số 00526/2019/ATTPXNQC do Bộ Y tế cấp ngày 29/3/2019 |