.

Florence, 50 năm sau lũ

.

Năm nay, ​​nhiều cơn địa chấn trên thế giới xảy ra từ Nhật Bản tới Alaska, Colombia đến Tonga. Nhưng những trận động đất thảm khốc gần đây ở núi Apennine của Ý át hẳn những biến động địa chấn đó. Ở đây, sự tàn phá với sự mất mát lớn không thể đo đếm được, bởi nơi đây ghi dấu di sản văn hóa phong phú của đất nước. Trong tháng 8 vừa qua, một thị trấn được xây dựng từ thế kỷ 13, Amatrice, hầu như bị xóa mất trong một vài giờ. Thị trấn chỉ còn lại duy nhất tháp đồng hồ bằng đá với lịch sử lâu dài của nó.

Thị trấn Amatrice sau trận động đất.
Thị trấn Amatrice sau trận động đất.

Và mới gần đây, vào ngày chủ nhật, 30-10, nhà thờ Saint Benedict  chỉ còn lại một đống đổ nát sau khi một trận động đất 6,6 độ richter đi qua thị trấn Norcia, ở quảng trường chính, nơi nhà thờ tọa lạc. Nhà thờ Saint Benedict được coi là một trong những địa điểm quan trọng nhất về tâm linh của khu vực, giờ chỉ còn lại mặt tiền xây từ thời Trung cổ. Những công trình được thực hiện liên tục từ những thế kỷ trước cùng với sự tu sửa được hoàn thành vào cuối  thế kỷ 18 đã biến mất.

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi những thảm họa thiên nhiên tàn khốc đã xảy ra, gần như chính xác, cứ cách nhau nửa thế kỷ.

Lũ lụt ở Florence 1966.
Lũ lụt ở Florence 1966.

Cách đây 50 năm, một trong những thảm họa tàn phá nhiều công trình văn hóa lớn nhất của nước Ý là trận lũ lớn tại thành phố  Florence vào tháng 11 năm 1966. Những cơn mưa xối xả, liên tục, hầu như không dừng lại trong 2 ngày đã khiến nhiều tác phẩm nghệ thuật châu Âu qua hàng thế kỷ và một nửa triệu người bị lâm nguy (hai trận lũ như vậy đã từng xảy ra vào năm 1333, và năm 1844, cũng trong tháng 11). Arno, dòng sông lớn, quan trọng ở trung tâm nước Ý, đứng sau sông Tiber, chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ, nước sông dâng lên cao, phá vỡ đê tại Rovezzano, vùng ngoại ô của thành phố Florence. Để tránh sự quá tải hai đập thủy điện của thành phố, nhà chức trách quyết định xả hơn 10 triệu tấn nước dư thừa và nguồn nước dồn dập chảy về hướng trung tâm thành phố với tốc độ gần 40 dặm/giờ.

Công trình văn hóa đầu tiên mà cơn lũ tìm đến là Thư viện Quốc gia Biblioteca Nazionale, nơi lưu trữ 8 triệu tài liệu và sách quý hiếm. Tọa lạc trên mặt đất thấp và phải đối diện với sông Arno, thư viện không có khả năng tự vệ. Tầng hầm thư viện, nơi đang cất giữ một số các bản thảo, tài liệu quý giá nhất so với những hiện vật khác trong thư viện, được chuyển đến lưu giữ ở đây vì sự an toàn trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai chìm ngập trong nước lũ chỉ trong vài phút.

Lũ bên trong nhà thờ ở Florence.
Lũ bên trong nhà thờ ở Florence.

Gần quảng trường Piazza Santa Croce, bức tượng Dante, màu hạt dẻ, hùng vĩ, đứng nhìn xuống vùng nước xoáy úp những chiếc xe hơi, những mảnh vụn và nước lũ vỗ lên chân tượng. Bên trong thánh đường, nước lũ ngập đến hơn 2,5m, đe dọa hàng chục tác phẩm nghệ thuật quý giá khác. Trên các đường phố gần đó, nơi cư ngụ hàng trăm công nhân nghèo và thợ thủ công, nước lũ ngập hơn 6 mét.

Cơn lũ năm 1966 từ sông Arno ở Florence làm hư hỏng hoặc phá hủy hàng triệu kiệt tác nghệ thuật và sách hiếm. Với sự kết hợp của tình nguyện viên người Ý và nước ngoài, rất nhiều tác phẩm mỹ thuật được khôi phục. Các phương pháp mới trong việc bảo tồn đã được thực hiện, các phòng thí nghiệm được thành lập. Tuy nhiên, nhiều thập kỷ sau đó, vẫn quá nhiều việc còn dang dở.

Hiện nay, tại Florence, tác phẩm nghệ thuật vô giá hay bản thảo quý hiếm không được giữ trong tầng hầm. Mực nước của lũ thường rất cao. Các hệ thống cảnh báo lũ lụt được đưa ra, nhưng một số chuyên gia đặt câu hỏi liệu đủ đã được thực hiện để ngăn chặn thảm họa thời gian tới, khi dòng sông Arno lại phá vỡ bờ đê dọc theo mép sông.

Sự tái sinh lặp đi, lặp lại của thành phố Florence thân yêu, bên dòng sông Arno sẽ là một thắng lợi của sự kiên cường vốn đã trải qua nhiều  kinh nghiệm.

HOÀNG ĐẶNG (Theo The Guardian)

;
.
.
.
.
.