ĐNO - Vào 23 tháng Chạp, tại các chợ trên địa bàn thành phố tấp nập người bán, người mua sắm hương hoa, lễ vật, chuẩn bị mâm lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo.
|
Ngày 23 tháng Chạp, tại các chợ tấp nập người bán, người mua sắm chuẩn bị mâm lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo. Ảnh: THANH TÌNH |
Theo truyền thống của người Việt, vào 23 tháng Chạp, mọi người thường dọn dẹp nhà và bếp sạch sẽ, soạn mâm cơm để tiễn ông Công ông Táo về trời.
Công việc đầu tiên trong nghi lễ cúng ông Táo là thay mới bên trong lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ, chuẩn bị tươm tất cho lễ cúng diễn ra vào 23 tháng Chạp. Sau khi cúng, gia chủ tiễn tượng 3 Táo quân cũ bằng đất nung khỏi bàn thờ và đưa tới các am miếu ở đầu xóm hoặc dưới các gốc cây cổ thụ ngã ba đường. Tiếp đến là rước tượng 3 Táo quân mới đặt lại lên bàn thờ để bắt đầu năm mới.
Đối với các mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo, gia chủ có thể cúng trước vào 22 tháng Chạp hoặc tốt nhất là trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp.
Tại Đà Nẵng, mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo chỉ đơn giản với 1 dĩa xôi, 3 chén chè, 3 cục đường, 3 chiếc bánh tráng, cau trầu, hoa quả và giấy áo, đồ cúng… Khác với người dân phía bắc, người dân Đà Nẵng thường không có tục thả cá chép trên các sông, hồ.
|
Người dân mua sắm tại các chợ đều tuân thủ quy định 5K. Ảnh: THANH TÌNH |
|
Việc làm mâm cỗ cúng là để tiễn ông Táo lên thiên đình bẩm báo tất cả các việc xảy ra trong năm của gia đình. Ảnh: ĐẮC MẠNH |
|
Cô chủ quầy hàng vàng mã tại chợ Đống Đa trưng bày đủ loại giấy, áo, mũ, cá chép giấy… Ảnh: THANH TÌNH |
|
Quầy hàng cau, trầu cũng được tiểu thương têm sẵn để người dân đến mua nhanh chóng. Ảnh: THANH TÌNH |
|
Tiểu thương chợ Hàn soạn lại các gian hàng đồ cúng tiễn ông Công, ông Táo. Ảnh: THANH TÌNH |
|
Người dân mua hoa quả tại chợ Hàn. Ảnh: THANH TÌNH |
|
Một vài người dân miền Bắc vào Đà Nẵng sinh sống vẫn lưu giữ phong tục thả cá chép sau khi cúng ông Công, ông Táo. Ảnh: ĐẮC MẠNH |
THANH TÌNH - ĐẮC MẠNH