Bánh khô mè Hòa Châu vào vụ Tết

.

ĐNO - Cứ vào tháng 11, 12 âm lịch hằng năm, ai đi qua khu vực thôn Quang Châu, xã Hòa Châu (huyện Hòa Vang) dường như bị níu chân bởi mùi thơm từ một loại bánh được người dân nơi đây chế biến phục vụ dịp Tết Nguyên đán.

 

Đó là bánh khô mè. Nguyên liệu của bánh là hỗn hợp bột gạo - nếp, mè rang, đường.

Bắt đầu các công đoạn làm bánh, người làm sẽ pha bột gạo với bột nếp, sau đó cho bột vào khuôn để tạo hình, rồi hấp cách thủy, nướng trên than hoa. Cuối cùng, bánh được nhúng với một lớp đường thắng (đường tán đen nấu lỏng), lăn qua mè hoặc nếp rang rồi đóng gói. 

Mùi mè rang, mật mía non, bánh khô mè... khiến cho cả một vùng thơm lây trong những ngày giáp Tết Nguyên đán 2023.
Mùi mè rang, mật mía non, bánh khô mè... khiến cho cả một vùng thơm lây trong những ngày giáp Tết Nguyên đán 2023.

Theo người dân nơi đây, bánh ra lò muốn đạt yêu cầu phải có ruột xốp giòn, thơm mùi mè và nếp rang, ngọt vị đặc trưng của mía non, lớp đường mía bên trong dẻo sánh khi bẻ bánh. Loại bánh này đặc biệt ở chỗ thường được người dân Đà Nẵng - Quảng Nam sử dụng trên các mâm cúng gia tiên trong ngày giỗ, Tết.

Tại lò bánh của hộ gia đình bà Nguyễn Thị Nghĩ, trong những ngày này, bà thuê 10 người để làm bánh. Công việc của họ sẽ bắt đầu từ 2 giờ đến 14 giờ. Mỗi ngày họ sẽ nhận được 400.000 đồng/ngày.

"Cứ vào 1 tháng trước Tết Nguyên đán hằng năm thì sản lượng chúng tôi bán ra tăng khoảng gấp 3 lần ngày thường. Thường thì vào dịp cận Tết như này, bánh sẽ đưa đi tiêu thụ khắp nơi trong tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng, Hà Nội, Hồ Chí Minh...", bà Nghĩ cho biết thêm.

Hiện nay, bánh khô mè loại nhỏ có giá 40.000 đồng/hộp, loại lớn có giá 70.000 đồng/hộp. Bánh thường được mọi người mua về thờ cúng, chưng trên bàn thờ ngày Tết. Đối với du khách mua bánh về làm quà sẽ dùng loại được bọc bằng giấy với giá 60.000 đồng/gói.

Bà Trần Thị Thân (57 tuổi), làm công tại xưởng cho biết, ngày thường thì làm bánh thư thả, nhưng cận Tết thì làm hết công suất. Bởi đây là vụ chính trong năm, mọi người có nhu cầu mua bánh về làm quà, thờ cúng nên bánh khô mè bán rất chạy. Dù phải làm luôn tay bên bếp lửa nóng hực, nhưng ai cũng phấn khởi khi thấy không khí Tết đang cận kề.

Ngoài xã Hòa Châu (huyện Hòa Vang) ra, thì tại phường Khuê Trung và phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ) hiện nay cũng có rất nhiều các cơ sở sản xuất bánh khô mè.

Về loại mè làm bánh, các hộ gia đình ở nơi đây nhập từ tỉnh Quảng Nam.
Mè làm bánh được các hộ gia đình nơi đây nhập chủ yếu từ tỉnh Quảng Nam.
Theo bà Nghĩ, thì muốn có một chiếc bánh khô mè ngon, người làm bánh phải tập trung cao độ nhất ở giai đoạn rang mè. Phải đảo tay liên tục đến khi mè đến độ chín. Nếu không đảo đều tay, mè sẽ bị cháy. điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến hương vị của bánh.
Theo bà Nghĩ, muốn có một chiếc bánh khô mè ngon, người làm bánh phải tập trung cao độ nhất ở giai đoạn rang mè. Bởi nếu không đảo đều tay thì mè sẽ bị cháy dẫn đến đến hương vị của bánh không đạt chất lượng.
Công đoạn rang mè là công đoạn quan trọng nhất.
Công đoạn rang mè là công đoạn quan trọng nhất.
Bánh khô mè ở nơi đây được chế biến hoàn toàn bằng những nguyên liệu từ thiên nhiên.
Bánh khô mè ở công đoạn sấy khô để chuẩn bị đóng gói
Bà Nghĩ đóng những thùng hàng để nhập đi các thị trường trong và ngoài nước.
Bà Nghĩ đóng những thùng hàng để nhập đi các thị trường trong và ngoài nước.
Những người làm bánh nơi đây được thuê với giá 400.000 đồng/ngày.
Mỗi ngày công lao động làm bánh có thu nhập 400.000 đồng

 CHÁNH LÂM

 

;
;
.
.
.
.
.