Cần biết
Atiso gắn liền với xu hướng sống xanh
Trăn trở với việc phổ biến Atiso cho mọi người, sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, công ty Vinamilk đã cho ra đời sản phẩm trà Atiso nhãn hiệu Vfresh với đặc tính sản phẩm là ít đường vừa tốt cho gan vừa không gây tăng cân đặc biệt là chị em phụ nữ. Trà Vfresh Atiso thực sự kinh tế và tiện lợi, phù hợp với xu hướng sống khỏe sống xanh của đời sống đô thị hiện đại.
Atisô (Acrtichoke; Artichaut) tên khoa học là Cynara scolymus, có nguồn gốc từ Nam Âu và được biết như là một thảo dược quý từ thời cổ đại. Khoảng đầu thế kỷ 20, chúng được du nhập vào Việt Nam, phát triển tốt tại các vùng đất cao có khí hậu mát mẻ như Lâm đồng, Tam đảo, Sapa…Công dụng atisô rất nhiều, chúng thường được dùng làm thức ăn cũng như thảo dược phòng và trị bệnh từ các cụm hoa và lá bắc có phần gốc nạc, bao gồm đài hoa ngoài, đài hoa trong, lõi hoa và tâm hoa. Trong đó, thân, lá và rể cây là những bộ phận quan trọng giúp người ta biết nhiều đến công dụng atisô khi chúng được dùng làm dược liệu để chữa bệnh gan, mật, tim mạch …Thời điểm tốt nhất để thu hoạch atisô là khi cây sắp ra hoa hoặc mới ra hoa, vào khoảng cuối mùa xuân.
Công dụng atisô thì có rất nhiều. Có thể tóm lược vài lợi ích sức khoẻ của Atisô gồm chúng có tính mát, có tác dụng bổ gan, lợi tiểu, nhuận tràng, gia tăng bài tiết axit mật – muối mật, hỗ trợ tiêu hóa – gan mật, giúp giảm cholesterol có hại trong máu, phòng chống bệnh ung thư, tim mạch, đái thao đường, bệnh xương - khớp, thận-niệu, và tăng sức đề kháng. Hãy cùng khám phá lý do tại sao Atisô lại là một thảo dược diệu kỳ cho sức khoẻ.
1.Các thành phần dược chất
2.Các lợi điểm cho sức khỏe
2.1 Chất chống oxy hóa trong atisô
-Quercetin, thuộc nhóm Flavonoid có tác dụng chống Ung thư và Oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các loại ung thư và Bệnh tim mạch.
-Rutin, cũng thuộc nhóm Flavonoid, ngoài tác dụng chống ung thư và phòng bệnh tim mạch, Rutin còn có tác dụng kháng viêm và kháng dị ứng.
-Anthocyanin là hợp chất màu hữu cơ tự nhiên trong hoa và lá A Ti Sô, thuộc nhóm flavonoid, có màu đỏ, đỏ tía, tím và xanh đậm, có tác dụng phòng chống ung thư, hỗ trợ hệ tiết niệu, trí nhớ và chống lão hóa.
-Axit gallic là một acid hữu cơ có nhiều trong hoa, thân và cả rể atisô. Chúng rất an toàn để sử dụng như là thuốc kháng viêm; kháng dụ ứng và hỗ trợ điều trị và phòng chống ung thư đặc biệt là khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến tiền. Bên cạnh đó, Axit gallic còn có tác dụng bảo vệ gan khỏi các tác hại của các gốc tự do trong cơ thể, làm đều màu da, mịn da và điều trị các vấn đề về tăng sắc tố da nhờ khả năng ức chế sự tổng hợp melanin. Axit gallic còn có lợi cho bệnh nhân đái tháo đường bằng cách kích hoạt các tế bào bê-ta tuyến tụy tiết ra insulin. Đối với Nấm, đặc biệt là Aspergillus flavus và A. parasiticus, axit gallic có khả năng ức chế các enzym chịu trách nhiệm cho việc sản xuất độc tố aflatoxin do nấm.
-Cynarin, Cyanidin và Luteolin có tác dụng phòng chống Nhồi máu cơ tim; giúp hạ mỡ máu; bảo vệ - phát triển và tái tạo tế bào gan.
-Axit Caffeic và Chlorogenic có tác dụng chống oxy hoá; giảm huyết áp; hỗ trợ sức khỏe xương; chống lão hóa xương; giúp ngăn ngừa co thắt cơ; thúc đẩy sự tiêu hóa và có thể làm giảm nguy cơ ung thư kết tràng và trực tràng. Chúng còn có tác dụng làm sạch các gốc tự do và chống lão hóa; có thể ức chế sự đột biến và khối u; bảo vệ hệ thống tim mạch; có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi-rút và chống viêm.
-Silymarin thuộc nhóm flavonoid có các tác dụng đã được chứng minh theo tạp chí điều tra dược lâm sàng, Clin Drug Invest:
•Vô hiệu hóa gốc tự do gây hại như Lipoperoxid, là các chất sinh ra nhiều khi gan bị viêm, tổn thương;
•Giúp ổn định màng tế bào gan và ngăn chặn chất độc từ ngoài nhiễm vào trong tế bào gan, giải độc cho gan trong trường hợp lạm dụng rượu; hóa chất;
•Tăng cường tổng hợp RNA Ribosom (Ribosomal RNA synthesis), giúp tổng hợp protein nhằm thúc đẩy phục hồi các tế bào gan bị tổn thương và kích thích sự phát triển các tế bào gan mới;
•Silymarin ức chế sự biến đổi mô gan thành tổ chức xơ, giảm sự hình thành các sợi collagen dẫn đến xơ gan.
2.2 Chất xơ tiêu hóa:
Trong 100g Atisô (hoa) chứa khoảng 10.3 g chất xơ các loại, chủ yếu là Inulin, chiếm khoảng 30% nhu cầu hàng ngày cho người trưởng thành. Chất xơ tiêu hóa có rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường, thừa cân – béo phì và một số bệnh ung thư... Chất xơ cũng rất quan trọng đối với sức khỏe hệ tiêu hóa. Chất xơ không tan làm tăng thể tích phân, chất xơ hòa tan làm phân mềm hơn, no nước hơn. Cả hai loại tan và không tan giúp phân di chuyển qua đường tiêu hóa nhanh hơn, dễ dàng hơ, giúp ngăn ngừa táo bón và một số bệnh lý ở đại - trực tràng. Ngoài ra, chất xơ còn được lên men bởi hệ lợi khuẩn đường ruột, tạo ra các dưỡng chất rất tốt cho sức khoẻ ruột, tăng hấp thu calcium cho cơ thể... Bên cạnh đó, chất xơ còn là nguồn cung cấp thức ăn cho hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp duy trì ổn định số lượng lợi khuẩn tối ưu cho ruột. Một số loại chất xơ hòa tan như Inulin, Beta-glucans, Pectins giúp hỗ trợ tăng thải các Cholesterol có hại làm giảm nguy cơ các bệnh tim mạch.
2.3 Vitamin và khoáng chất quan trọng:
Trong 100g atisô (hoa) chứa khoảng 15 microgram Vitamin K, 90mcg Acxit folic (Folate), Vitamin C, magne, mangan, kali...
Vitamin K trong atisô có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi các tổn thương và thoái hóa dó tuổi tác. Phòng ngừa bệnh mất trí nhớ tuổi già (Alzheimer). Ngoài ra, Vitamin K còn có các tác dụng tốt cho sức khỏe sau:
•Hỗ trợ quá trình máu đông – máu chảy.
•Kết hợp với canxi giúp xương chắc khỏe.
•Ngăn ngừa sỏi thận.
•Giảm xơ hoá động mạch: vitamin K2 đặc biệt giữ không cho can -xi và phốt - pho lắng đọng vào động mạch tránh quá trình vôi hoá và cứng thành mạch máu, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ.
•Giảm bệnh tiểu đường: vitamin K có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì quá trình bài tiết và sử dụng insulin của cơ thể.
Acxit folic và các lợi ích sức khỏe:
•Ổn định tim mạch: Acxit folic loại bỏ homocysteine, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh về tim mạch
•Phòng chống ung thư: Acxit folic giúp loại trừ nguy cơ ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư ruột kết và ung thư phổi.
•Hạn chế dị tật bào thai: Acxit folic hạn chế các khuyết tật của thai nhi, các khuyết tật về ống thần kinh.
•Phát triển hệ cơ: Acxit folicược coi là một thành phần xây dựng cơ bắp, giúp tăng trưởng và duy trì các mô cơ.
•Tái tạo tế bào: Acxit folic giúp tái tạo và sửa chữa tế bào.
•Ổn định tinh thần và cảm xúc: Acxit folic hỗ trợ điều trị các chứng lo âu, trầm cảm, rối loạn tâm - tinh thần.
Thành phần đa khoáng chất và các vitamin khác trong atisôcó tác dụng hỗ trợ sức đề kháng cơ thể, giúp phòng ngừa bệnh tật hiệu quả. Không những thế, công dụng atisô còn đặc biệt hơn ở chỗ chúng cũng hỗ trợ hệ cơ xương khớp, phát triển tối ưu hệ thần kinh, sinh dục và các hệ mô tế bào khác.
Tài liệu tham khảo:
1.Bente L Halvorsen, Monica H Carlsen, Katherine M Phillips, Siv K Bøhn, Kari Holte, David R Jacobs Jr, and Rune Blomhoff. Content of redox-active compounds (ie, antioxidants) in foods consumed in the United States http://ajcn.nutrition.org/content/84/1/95.full.pdf+html
2.Lokeshwari Nallabilli. UTILIZATION OF NATURAL TANNINS FROM ANACARDIUM OCCIDENTALIS TESTA FOR PRODUCING THE INDUSTRIALLY IMPORTANT GALLIC ACID THROUGH SUBMERGED FERMENTATION. World Journal of Pharmaceutical Research. SJIF Impact Factor 6.805. Volume 5, Issue 8, 861-864.ISSN 2277– 7105.
3.Pravej Alam, Shereen F. Elkholy, Sabry A. Mahfouz, Prawez Alam4 and Mahmoud A. Sharaf-Eldin HPLC based estimation and extraction of rutin, quercetin and gallic acid in Moringa oleifera plants grown in Saudi Arabia. Journal of Chemical and Pharmaceutical Research, 2016, 8(8):1243-1246. http://www.jocpr.com/articles/hplc-based-estimation-and-extraction-of-rutin-quercetin-and-gallic-acid-in-moringa-oleifera-plants-grown-in-saudi-arabia.pdf
4.Ning Xia, Andrea Pautz, Ursula Wollscheid, Gisela Reifenberg, Ulrich Förstermann and Huige Li. Artichoke, Cynarin and Cyanidin Downregulate the Expression of Inducible Nitric Oxide Synthase in Human Coronary Smooth Muscle Cells. Molecules 2014, 19, 3654-3668; doi:10.3390/molecules19033654.
5.https://www.ars.usda.gov/ARSUserFiles/80400525/Articles/AICR07_ORAC.pdf
6.Qinna NA, Kamona BS, Alhussainy TM, Taha H, Badwan AA, Matalka KZ. Effects of prickly pear dried leaves, artichoke leaves, turmeric and garlic extracts, and their combinations on preventing dyslipidemia in rats. ISRN Pharmacol. 2012;2012:167979. doi: 10.5402/2012/167979. Epub 2012 Jul 2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22811929
7.Allison AC. The possible role of vitamin K deficiency in the pathogenesis of Alzheimer's disease and in augmenting brain damage associated with cardiovascular disease. Med Hypotheses. 2001 Aug;57(2):151-5. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/?term=Allison%20AC%5BAuthor%5D&cauthor=true&cauthor_uid=11461163
8.Artichoke. http://www.medicinenet.com/artichoke/supplements-vitamins.htm
9.S. Bhagwat, D.B.Haytowitz, and J.M.Holden. USDA Database for the Oxygen Radical Absorbance Capacity (ORAC) of selected Foods. https://www.ars.usda.gov/ARSUserFiles/80400525/Articles/AICR07_ORAC.pdf
10.F. Fraschini, G. Demartini, D. Esposti. Pharmacology of Silymarin. Clin Drug Invest. 2002;22. http://www.medscape.com/viewarticle/422884.