Tăng huyết áp (THA) và các bệnh lý tim mạch luôn tồn tại một mối quan hệ mật thiết. Nếu kiểm soát tốt và điều trị hiệu quả tăng huyết áp có thể giảm tới 50% nguy cơ mắc suy tim ở người bệnh. Có thể khẳng định, suy tim chính là một trong những hệ lụy đáng báo động của bệnh tăng huyết áp.
Tại Việt Nam, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp. |
90% nguyên nhân suy tim đến từ tăng huyết áp
Theo Hiệp hội Tăng huyết áp Hoa kỳ (American Society of Hypertension), tăng huyết áp hay còn gọi là huyết áp cao, là trạng thái máu chảy qua các động mạch với áp lực lớn hơn bình thường trong một thời gian dài.
THA có thể dẫn nhiều biến cố trầm trọng, bao gồm đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận, suy tim. Trong đó tỷ lệ suy tim do THA chiếm đến 90% trên tổng số bệnh nhân suy tim.
Diễn tiến từ tăng huyết áp đến suy tim diễn ra thầm lặng trong nhiều năm. THA làm tổn thương lòng mạch máu cùng với sự thay đổi cấu trúc của các buồng tim. Hệ quả là:
- Mạch máu bị tổn thương, giảm khả năng đàn hồi (co giãn) và gia tăng tích tụ cholesterol ở mạch máu lớn, đặc biệt ở động mạch vành, làm giảm khả năng tưới máu đến tim, não, thận và các cơ quan.
- Tim bị suy yếu: huyết áp cao làm tim phải tăng tần suất co bóp mới thắng được lực cản của thành mạch để bơm máu vào hệ tuần hoàn. THA kéo dài hoặc không được kiểm soát khiến cơ tim (tâm thất) dày lên hoặc giãn ra (siêu âm hoặc chụp X-quang thấy bóng tim to). Đi kèm với tình trạng đó là nhịp tim nhanh, hở van tim làm chức năng bơm máu của tim suy giảm.
Tăng huyết áp gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể, ở đó suy tim là hệ quả cuối cùng. |
Dấu hiệu cảnh báo sớm suy tim do cao huyết áp
Theo Hiệp hội Suy tim Hoa Kỳ, người bệnh THA nói riêng và người bệnh tim mạch hoặc mắc các bệnh mãn tính cần chú ý với 5 dấu hiệu cảnh báo sớm suy tim (viết tắt là "FACES"):
F (Fatigue) = Mệt mỏi;
A (Activity limitation) = Hạn chế hoạt động;
C (Congestion) = Ứ trệ, sung huyết;
E (Edema or ankle swelling) = Phù hoặc sưng mắt cá chân;
S (Shortness of breath) = Khó thở
Giai đoạn đầu của THA chuyển suy tim, các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng. Người bệnh thấy mệt mỏi nhưng nghĩ là do tuổi cao. Thấy khó thở, ho khan khi nằm hoặc khi cúi đầu thấp (do bị ứ máu tại phổi, tại tim) nghĩ mình mắc bệnh đường hô hấp.
Vì thế, khi thấy mình hay bị mệt mỏi vô cớ hoặc giảm khả năng gắng sức, đêm trằn trọc, khó ngủ phải kê gối cao mới dễ ngủ hoặc thấy mình thường xuyên bị đánh thức bởi các cơn ho hay khó thở về đêm, cần phải cảnh giác và sớm đến gặp bác sỹ. Việc phát hiện sớm dấu hiệu suy tim sẽ giúp các bác sĩ có thể điều trị suy tim tối ưu nhất để người bệnh có thể sớm trở lại cuộc sống bình thường
Lời khuyên phòng ngừa suy tim do tăng huyết áp từ chuyên gia tim mạch
GS. Phạm Gia Khải - Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam đã đưa ra 10 lời khuyên hữu ích dành cho các bệnh nhân cao huyết áp nhằm duy trì chỉ số huyết áp tốt nhất để ngăn ngừa suy tim do tăng huyết áp.
GS. Phạm Gia Khải - Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam. |
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày và duy trì cân nặng hợp lý và bỏ thuốc lá (nếu có hút thuốc lá).
- Chú ý nghỉ ngơi, hạn chế bị stress (căng thẳng).
- Kiểm soát tối ưu chỉ số chất béo, chất đường trong máu.
- Giảm muối trong chế biến và luôn kiểm tra hàm lượng muối trên bao bì thực phẩm.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau củ quả; giảm lượng caffeine có trong thức uống có gaz, nước tăng lực cũng như trong cà phê và trà. Hạn chế tối đa rượu, bia.
Bên cạnh những lưu ý trong sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và thuốc điều trị nền tảng, GS. Phạm Gia Khải còn cho biết, một số các sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tìm được kiểm chứng lâm sàng như TPCN Ích Tâm Khang, người bệnh có thể lựa chọn dùng thêm để cải thiện chất lượng sống.
TPCN Ích Tâm Khang đã được chứng minh lâm sàng về hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ho, phù, khó thở, mệt mỏi ở người bệnh tim mạch, suy tim và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol TP và LDL-C máu, có độ an toàn cao.
Kết quả nghiên cứu TPCN Ích Tâm Khang đã được đăng tải trên tạp chí Journal of Nutritional Therapeutics (Tạp chí Dinh dưỡng trị liệu) Canada năm 2014 (*).
Thu Hường
(*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).