Lưu ý về việc đăng ký vốn điều lệ khi thành lập công ty

.

Từ những năm 2015, kể từ thời điểm luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Việc thành lập doanh nghiệp đã đơn giản hơn với các thủ tục hành chính đã được quy định rõ ràng. Các quy định về điều kiện kinh doanh đã thông thoáng hơn rất nhiều. Chính vì thế, số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam không ngừng tăng lên theo thời gian. Hôm nay, dịch vụ thành lập doanh nghiệp Song Kim sẽ gửi đến các bạn bài viết về vốn điều lệ, một thành phần quan trong việc đăng ký doanh nghiệp.

Vốn điều lệ là gì?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020: Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.

Tài sản góp vốn của doanh nghiệp có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam ghi trong điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.

Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tổ chức, cá nhân được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn điều lệ đã đăng ký

Hiện nay, với 3 loại hình doanh nghiệp đang được thành lập phổ biến đó là: Công ty TNHH MTV, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần, thì doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ phát sinh, trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, trên số vốn điều lệ đã đăng ký.

Ví dụ: Khi bạn đăng ký vốn điều lệ là 2 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty của bạn có các khoản nợ với giá trị 2,5 tỷ đồng. Thì công ty bạn chỉ chịu trách nhiệm trả nợ đến 2.000.000.000 đồng mà thôi. Phần nợ phát sinh ngoài vốn điều lệ (500.000.000 đồng), bạn không phải chịu trách nhiệm.

Ưu nhược điểm khi đăng ký vốn điều lệ quá cao hoặc quá thấp

Như đã trình bày ở trên, vì doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn điều lệ đã đăng ký. Chính vì thế, việc đăng ký vốn điều lệ quá nhiều hay quá ít, không phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp, đều có những ưu, nhược điểm riêng.

Vậy, khi đăng ký vốn điều lệ quá ít, sẽ có những nhược điểm gì?

Khi đăng ký số vốn điều lệ quá ít, sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của công ty bạn. Nhất là đối với những công ty mới thành lập, đối tác của các công ty này thường kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để xem năng lực.

Ví dụ: Công ty bạn làm về xây dựng và bạn đang chuẩn bị ký 1 hợp đồng xây dựng nhà xưởng trị giá 20 tỷ đồng. Nhưng vốn điều lệ đăng ký của bạn chỉ là 5 tỷ đồng. Nếu trong quá trình thi công, thực hiện hợp đồng xây dựng nhà xưởng này, để xảy ra sự cố và dẫn đến bồi thường hợp đồng, thì công ty bạn chỉ bồi thường đến 5 tỷ đồng. Chính vì thế, khách hàng của bạn sẽ không dám ký hợp đồng với công ty bạn.

Và khi đăng ký vốn điều lệ quá cao, sẽ có nhược điểm gì?

Ngược lại với việc đăng ký vốn điều lệ quá ít, khi đăng ký vốn điều lệ cao sẽ tăng sự tín nhiệm của khách hàng, nhà cung cấp đối với công ty bạn. Vì bạn có đủ năng lực về vốn để có thể chịu trách nhiệm với các hợp đồng lớn. Nhưng đối với việc đăng ký vốn điều lệ quá cao, công ty bạn sẽ phải chịu trách nhiệm trên số vốn đăng ký.

Mặt khác, khi đăng ký vốn điều lệ cao, sẽ làm tăng quỹ tiền mặt của công ty (hoặc tiền gửi ngân hàng). Khi đó, nếu quỹ tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng vẫn còn nhiều, thì chi phí lãi vay (nếu có phát sinh hoạt động vay ngắn – dài hạn), thì chi phí lãi vay này sẽ không được chấp thuận là chi phí hợp lệ của công ty.

Quy định về việc góp vốn điều lệ

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, thì việc góp vốn điều lệ có một số quy định nổi bật như sau:

Thời hạn góp vốn điều lệ: 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu đã quá thời hạn 90 ngày mà chủ sở hữu/các thành viên/cổ đông công ty không góp đủ vốn, bắt buộc phải giảm vốn điều lệ phù hợp với vốn thực tế đã góp.

Cá nhân khi góp vốn vào công ty có thể góp vốn bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tài sản cố định hữu hình hoặc vô hình.

Tại thời điểm góp vốn, công ty phải cung cấp bằng chứng để chứng thực chủ sở hữu/các thành viên/cổ đông công ty đã góp vốn điều lệ.

Trên đây là tất cả những vấn đề lưu ý đến vốn điều lệ công ty khi thành lập doanh nghiệp. Chúc các bạn thành lập công ty và kinh doanh thành công.

;
;
.
.
.
.
.