Lê Thị Tường Vi chia sẻ giải pháp giảm tỷ lệ nghỉ việc và giữ chân nhân sự

.

Tại sao doanh nghiệp lại cần giảm tỷ lệ nghỉ việc và giữ chân nhân sự?

Trải qua nhiều năm, chủ đề này vẫn chưa hạ nhiệt. Bài viết của tác giả Lê Thị Tường Vi sẽ mang đến góc nhìn thực tế dựa trên kinh nghiệm, trải nghiệm hơn 8 năm trong quá trình làm công tác nhân sự tại một số doanh nghiệp.

Lê Thị Tường Vi chia sẻ giải pháp nhân sự cho doanh nghiệp.
Lê Thị Tường Vi chia sẻ giải pháp nhân sự cho doanh nghiệp.

1. Đầu tiên cần đi vào tìm hiểu những nguyên nhân nghỉ việc cơ bản của nhân sự:

-  Nghỉ việc chủ động:

● Nhân sự cảm thấy không được tôn trọng;

● Tiền lương và phúc lợi chưa tương xứng với năng lực;

● Mâu thuẫn giữa nhân viên và cấp trên trực tiếp;

● Môi trường toxic, drama;

● Không có cơ hội thăng tiến và thể hiện năng lực;

● Công việc không phù hợp;

● Kiêm nhiệm nhiều công việc;

● Nhân sự thiếu kiên nhẫn, “đứng núi này, trông núi nọ”.

-  Nghỉ việc bị động:

● Bị từ chối hợp tác tiếp vì năng lực không đáp ứng;

● Bị sa thải do vi phạm quy định, quy chế của công ty;

● Công ty phá sản không thể tiếp tục duy trì kinh doanh;

● Công ty tái cấu trúc cắt bỏ vị trí của nhân sự đang đảm nhiệm;

2. Tiếp theo sẽ tìm hiểu những ảnh hưởng của tỷ lệ nghỉ việc:

● Ảnh hưởng đến việc vận hành công việc, kinh doanh;

● Tốn kém thời gian và chi phí tuyển dụng, đào tạo, hội nhập, vận hành công việc theo yêu cầu.

● Ảnh hưởng đến thương hiệu tuyển dụng, thương hiệu công ty.

3. Sau cùng là đi đến giải pháp cho việc giữ người và giảm tỷ lệ nghỉ việc:

Điều này không khó nếu như doanh nghiệp thực sự quan tâm và chăm sóc nhân viên một cách chân thành.

a. Thực tế hóa tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công ty một cách thông suốt:

Một công ty lập ra những điều trên và chỉ hiển thị trên văn bản hoặc rao giảng trong lúc đào tạo nhưng trong thực tế thì không làm đúng sẽ tạo sự thất vọng trong nhân viên.

b. Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ chủ doanh nghiệp:

Doanh chủ có cách giao tiếp, hành động và đối xử với nhân viên đi ngược lại những gì thể hiện trên văn bản ban hành hoặc không đồng nhất với những nội dung đã chỉ thị cho Phòng Nhân sự làm cầu nối về truyền thông văn hóa sẽ dễ dẫn đến tâm lý hoang mang và sự hoài nghi của người lao động.

c. Chú trọng khâu tuyển người kỹ càng, phù hợp với tổ chức, đặc biệt là các vị trí quản lý:

Quản lý là những người có tầm ảnh hưởng đến đội nhóm về tư duy và cách làm việc. Họ được ví là đầu tàu có thể dẫn dắt hoặc xô ngã cả đội nhóm.

Quản lý có thể trở thành tấm gương tốt hoặc xấu cho nhân viên. Do đó, việc lựa chọn quản lý cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Nhân sự là một trong những yếu tố nòng cốt cho sự phát triển của công ty.
Nhân sự là một trong những yếu tố nòng cốt cho sự phát triển của công ty.

d. Làm cho nhân viên yêu mến và tự hào về công ty:

Cùng xem qua những yếu tố và phúc lợi giúp cho nhân viên thêm yêu mến và tự hào về công ty:

- Sản phẩm, dịch vụ của công ty uy tín, chất lượng;

- Ngừng ép lương, ép mức đóng bảo hiểm;

- Linh hoạt giờ giấc và nơi làm việc (Hybrid model);

- Cung cấp công cụ, dụng cụ làm việc;

- Thiết kế lộ trình nghề nghiệp phù hợp với từng vị trí;

- Cập nhật thông suốt về văn hóa doanh nghiệp;

- Áp dụng hệ thống đánh giá thành tích để chi trả lương, thưởng công bằng và minh bạch;

- Các hoạt động gắn kết đội nhóm, động viên tinh thần nhân viên;

- Thêm ngày nghỉ khi căng thẳng (Stress leave);

- Thêm các gói phúc lợi đặc biệt khác tùy theo ngân sách của từng doanh nghiệp (bảo hiểm cho gia đình nhân viên...).

Trên đây là những nội dung về giải pháp Giảm tỷ lệ nghỉ việc và giữ chân nhân sự. Mong rằng sẽ giúp cho doanh nghiệp tháo gỡ được nút thắt về nỗi lo thiếu hụt và biến động nguồn nhân lực.

Mến chúc các doanh nghiệp kiện toàn tốt hệ thống vận hành, tối đa hóa năng lực nhân viên để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và ngày càng phát triển bền vững.

(Theo: letuongvi.vn)

;
;
.
.
.
.
.