Cần biết

Xông mũi cho bé có tác dụng gì? Cách xông mũi cho bé với nước muối

17:17, 27/12/2022 (GMT+7)

Khi trẻ bị khô mũi, nghẹt, sổ mũi… xông mũi cho bé là một trong những phương pháp phổ biến được các mẹ áp dụng. Vậy xông mũi cho bé có tác dụng gì? Và ở trẻ nhỏ thì mẹ nên thực hiện ra sao?

1. Xông mũi cho bé có tác dụng gì?

Trong nền y học cổ truyền các nước, từ lâu xông mũi đã được sử dụng khá rộng rãi như một biện pháp khắc phục tại nhà cho các vấn đề cảm lạnh, viêm mũi xoang. Chúng ta có thể thực hiện xông mũi bằng cách đơn giản như hít hơi nóng tinh dầu, thảo dược từ bát nước nóng hoặc máy xông tinh dầu, hay chuyên dụng hơn bằng cách xông khí dung với máy khí dung.

Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, việc xông mũi cho bé bằng hơi nước nóng không được khuyến khích vì nguy cơ bỏng, tổn thương niêm mạc mũi. Các loại tinh dầu, thảo dược tuy có thể làm thông mũi nhưng chưa nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi vì có thể gây ức chế hô hấp.

Thay vào đó, xông khí dung là cách xông mũi cho bé được chấp nhận. Ba mẹ có thể dùng nước muối sinh lý, nước muối ưu trương hoặc dung dịch thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Xông mũi cho bé bằng khí dung giúp bù nước cho niêm mạc đường hô hấp, làm lỏng các chất nhầy, giúp loại bỏ dịch nhầy dư thừa dễ dàng hơn, giảm tình trạng nghẹt mũi, đau họng, cải thiện khàn giọng, giúp giấc ngủ ngon hơn… Tùy vào dung dịch sử dụng, xông khí dung còn có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh lý đường hô hấp như viêm mũi xoang, hen suyễn, viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản…

2. Cách xông mũi cho bé hiệu quả và an toàn với nước muối

Xông mũi cho bé bằng nước muối là phương pháp tương đối an toàn mà ba mẹ có thể thực hiện tại nhà cho bé. Nhìn chung, xông khí dung cho bé với dung dịch thuốc cũng được thực hiện theo các bước tương tự nhưng cần chỉ định cẩn thận từ bác sĩ.

Qua máy khí dung, dung dịch được phân tán theo dạng sương mù, có thể đọng lại ở mũi họng hoặc đến cả các cơ quan đường hô hấp dưới tuỳ thuộc loại máy. Lưu ý nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng lâu dài để tránh trường hợp làm con phụ thuộc vào máy móc.

Cách xông mũi cho bé với nước muối được thực hiện qua 6 bước như sau:

- Bước 1: Chuẩn bị máy khí dung, lắp các bộ phận và nối máy với nguồn điện theo tờ hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Bước 2: Chuẩn bị nước muối khí dung (nước muối sinh lý, nước muối ưu trương 3%). Với trường hợp dịch mũi nhiều, mũi đặc, mũi xanh, sung huyết mũi, viêm mũi… nên sử dụng nước muối ưu trương 3% để cho hiệu quả tốt và nhanh hơn.

- Bước 3: Lấy dung dịch khí dung vào cốc đựng của máy. Lưu ý lượng dung dịch trong cốc đựng cần lớn hơn 2,5ml. Sau đó gắn cốc đựng vào máy rồi bật máy để kiểm tra sương có phun ra không.

- Bước 4: Cho trẻ ngồi thẳng, hít thở bình thường rồi đeo mặt nạ, điều chỉnh dây đeo vừa mặt.

- Bước 5: Cho trẻ ngồi khí dung trong 5 - 15 phút. Khi không còn thấy khí sương thoát ra hoặc máy phát âm thanh phù phù thì tắt máy.

- Bước 6: Vệ sinh máy khí dung cẩn thận. Lưu ý sau một thời gian cần thay phần lọc không khí để tránh nhiễm vi khuẩn và nấm mốc.

Để làm sạch, thông thoáng đường thở cho trẻ một cách hiệu quả, mẹ có thể tham khảo xông mũi cho bé với dung dịch muối ưu trương Nebial/ Nebianax 3% - sản phẩm với công thức độc đáo là nước muối ưu trương 3% và Natri Hyaluronate dưỡng ẩm. Đây được đánh giá là giải pháp Không kháng sinh tiên tiến trong các bệnh đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nghiên cứu cho thấy, nước muối ưu trương ở nồng độ cao 3% cho tác dụng làm sạch mũi và thuyên giảm nhanh các tình trạng khó chịu ở mũi (nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi…) hiệu quả gấp 2 - 3 lần nước muối sinh lý 0,9% thông thường.

Bên cạnh đó, dung dịch muối ưu trương Buona Nebial/Nebianax 3% Flaconcini còn có thêm Natri Hyaluronate là thành phần dưỡng ẩm có mặt tự nhiên trong niêm mạc mũi, giúp mẹ khí dung hay rửa mũi cho bé một cách dịu nhẹ mà không lo bị cay hay xót rát. Sản phẩm dùng được cho cả trẻ nhỏ ngay từ những ngày đầu sau sinh.

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về việc xông mũi cho bé, đặc biệt là cách thực hiện xông mũi cho trẻ sao cho hiệu quả và an toàn với nước muối. Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên đưa trẻ đi khám nếu tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm, trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ kèm theo sốt, ho, thở khò khè… mẹ nhé.

.