Cần biết
Hướng dẫn cách ủ phân hữu cơ đơn giản, tiết kiệm
Hướng dẫn cách ủ phân hữu cơ đơn giản, tiết kiệm
Ủ phân hữu cơ là phương pháp tái chế phân bón tự nhiên từ các nguồn phế thải hữu cơ như rơm rạ, vỏ trấu, vỏ cà phê,... kết hợp với chế phẩm vi sinh và các loại chất cần thiết để tạo nên một loại phân bón giàu dinh dưỡng cho cây trồng. Đây là một giải pháp thân thiện với môi trường và còn giúp giảm thiểu việc sử dụng phân bón hóa học gây hại cho sức khỏe con người và môi trường. Nếu bạn đang tìm kiếm cách bón phân hiệu quả và thân thiện với môi trường thì ủ phân hữu cơ chính là lựa chọn đáng cân nhắc.
Phân hữu cơ là gì?
Phân hữu cơ là một loại phân bón chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, bao gồm cả các chất dinh dưỡng trung, đa, và vi lượng ở dạng hợp chất hữu cơ. Loại phân này được sử dụng rộng rãi trong canh tác và sản xuất nông nghiệp.
Phân hữu cơ là gì? |
Bên cạnh đó, nó có nguồn gốc từ các loại phân và chất thải của gia súc, gia cầm, lá cây, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp hoặc các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất thủy, hải sản... Vì vậy, việc ủ phân hữu cơ tại nhà cũng là một cách để tái chế và tận dụng các chất thải này để sản xuất phân bón tự nhiên, làm giàu đất trồng và giúp cho cây trồng phát triển tốt hơn.
Các loại phân hữu cơ phổ biến hiện nay
Dưới đây là một số loại phân hữu cơ phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo qua như sau:
Phân chuồng
Phân chuồng là loại phân bón hữu cơ được tạo thành từ chất thải của động vật, chủ yếu là gia súc và gia cầm như bò, lợn, gà, vịt... Khi phân hủy, chất thải này trở thành phân chuồng, chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng và thường được sử dụng làm phân bón cho vườn tược, trang trại và các vườn rau, cây trái giúp cải thiện độ phì nhiêu và giữ ẩm cho đất.
Phân chuồng. |
Phân hữu cơ từ rác
Đây là phân hữu cơ được sản xuất từ các nguyên liệu như cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ, được ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi... cho đến khi trở thành phân hữu cơ với thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng.
Phân hữu cơ từ rác. |
Phân xanh
Đó là loại phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón ngay vào đất mà không cần qua quá trình ủ, chỉ được sử dụng để bón lót. Các loại cây lá tươi thường được sử dụng bao gồm cây họ đậu như điền thanh, muồng, keo dậu, cỏ Stylo, điên điển...
Phân vi sinh
Đây là loại phân bón được sản xuất bằng cách sử dụng các loại vi sinh vật có ích được cấy vào chất hữu cơ như bùn than. Khi được bón cho đất, các vi sinh vật này sẽ phân giải các chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu hóa cho cây, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và cây.
Phân vi sinh. |
Hướng dẫn cách ủ phân hữu cơ đơn giản, dễ thực hiện tại nhà
Quy trình ủ phân bò, phân lợn, phân gà, phân xanh
Trong nông nghiệp, các loại phân như phân bò, gà, lợn, xanh thường được gọi là phân chuồng và cách ủ chúng tương tự nhau. Ngoài phế phẩm nông nghiệp có sẵn, ta cần bổ sung thêm ít chế phẩm nông nghiệp.
Chuẩn bị nguyên vật liệu sau:
- Phân chuồng: 1 tấn
- Cám gạo: 2-3kg
- 1 gói chế phẩm EMZEO và 1 gói chế phẩm Trichoderma Bacillus Đức Bình (2 loại chế phẩm này có nhiều công dụng tốt, đặc biệt là khử mùi hôi của phân chuồng)
- Dụng cụ cần có: cuốc xẻng, bạt che, ô doa,...
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Trộn đều chế phẩm khử mùi hôi EMZEO + nấm trichoderma bacillus Đức Bình với cám gạo đã chuẩn bị sẵn.
- Bước 2: Rải 1 lớp phân chuồng dày khoảng 7-10cm lên mặt đất. Sau đó rải hỗn hợp vừa trộn đều lên trên. Rồi cứ tiếp tục 1 lớp phân chuồng lại 1 lớp chế phẩm sinh học như thế cho đến khi hết.
- Bước 3: Tưới nước sạch lên phần vừa rải để đạt độ ẩm phù hợp để ủ. Độ ẩm thích hợp nhất sẽ rơi vào khoảng 55-60%. Kinh nghiệm lâu năm cho thấy, nếu bạn cầm 1 nắm phân chuồng lên và bóp nhẹ mà thấy có nước hơi rỉ qua các kẽ ngón tay tức là độ ẩm đạt.
- Bước 4: Đảo đều phân chuồng và đánh thành đống. Sau đó đậy bạt vào để ủ. Đống này thường sẽ cao khoảng 1,5-1,7m và có đường kính rơi vào 3-4m.
Quy trình ủ phân hữu cơ từ rơm, vỏ lạc, vỏ trấu
Cách ủ vỏ cà phê, vỏ lạc, vỏ trấu không khác gì so với cách ủ rơm rạ. Chỉ cần thay thế rơm bằng các loại vỏ khác. Các nguyên liệu và trình tự cũng tương tự nhau.
Nguyên liệu:
Có thể thêm một số chế phẩm sinh học khác ngoài rơm rạ, vỏ cà phê, vỏ trấu,… để ủ phân. Tuy nhiên, lưu ý rằng nguyên liệu càng nhỏ càng tốt để quá trình ủ diễn ra nhanh hơn. Nếu sử dụng rơm rạ tươi thì cần ủ trước 25-30 ngày trước khi trộn vào. Còn rơm rạ khô chỉ cần tưới một ít nước để ẩm trước khi ủ ít nhất 12 giờ.
Cách thực hiện:
Để ủ phân đúng cách, trước hết cần chọn một nơi phù hợp. Nơi ủ cần có nền khô ráo, nếu không có thể lót thêm bạt ni-lông. Nhà hay chuồng nuôi không sử dụng nữa cũng có thể làm nơi ủ phân tốt.
Sau khi chọn được nơi ủ, tiến hành trộn đều nguyên liệu chính là rơm rạ, vỏ trấu, vỏ cà phê, vỏ lạc với chế phẩm sinh học. Rải lên lớp phân chuồng, rồi rải lên một lớp mỏng chế phẩm sinh học và tưới nước cho ẩm khoảng 40-50%.
Tiếp tục làm như vậy cho đến khi đống phân cao tầm 1,5m, đợi khoảng 20 ngày và đảo lần nữa. Sau đó phủ bạt và ủ thêm 30-40 ngày. Lúc này, phân ủ đã sẵn sàng để bón cho cây trồng.
Mặc dù, phân hữu cơ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có thể cải thiện chất đất trong thời gian dài, nhưng thời gian sản xuất rất lâu. Chính vì vậy nếu bạn không muốn tốn nhiều thời gian để ủ phân hữu cơ thì có thể dùng men vi sinh ủ phân vì chúng là một hỗn hợp các vi sinh vật có lợi, bao gồm các loại vi khuẩn và nấm, được sử dụng để phân hủy chất hữu cơ trong quá trình ủ phân. Các men vi sinh này tác động trực tiếp đến sự phân hủy của chất hữu cơ, giúp tăng tốc quá trình ủ phân và tạo ra một loại phân hữu cơ giàu dinh dưỡng xử lý các chất thải hữu cơ và tạo ra phân bón tự nhiên, đồng thời cũng giúp tăng hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp và làm vườn.
Với những thông tin về quy trình ủ phân hữu cơ và lợi ích của nó, hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách ủ phân hữu cơ để tạo ra phân bón tự nhiên cho vườn trồng của mình. Đây là một giải pháp hữu ích và bền vững cho nông nghiệp và môi trường. Hãy bắt tay vào thực hiện và cùng chung tay bảo vệ môi trường, nâng cao sản lượng nông nghiệp và cải thiện chất lượng đất trồng.