Việt Nam là quốc gia đứng đầu trong nhóm 10 quốc gia lạc quan nhất thế giới. Nhìn về tương lai, có tới 70% số người Việt được hỏi cho biết, họ tin tưởng vào sự phồn thịnh kinh tế trong năm 2011, trong khi tỷ lệ chung trên thế giới chỉ là 30%.
Đây là kết quả một cuộc thăm dò mang tên “Tiếng nói của người dân,” do Viện BVA của Pháp thực hiện cuối năm 2010 tại hơn 50 quốc gia và được báo Le Parisien đăng tải ngày 3-1.
Ở cực đối lập, Pháp giữ kỷ lục vô địch trong nhóm 10 quốc gia bi quan nhất về tương lai.
Theo cuộc thăm dò trên, thế giới dường như chia làm hai cực và niềm tin vào tương lai đã hoán đổi vị trí.
Các nước phát triển tỏ ra bi quan, trong khi các quốc gia mới nổi như Việt Nam, Trung Quốc, các nước nghèo như Nigeria, các nước vừa thoát khỏi chiến tranh hoặc thậm chí chỉ mới giảm xung đột vũ trang như Afghanistan, Iraq, Pakistan lại cảm thấy lạc quan.
Các nhà phân tích của Viện BVA nhấn mạnh, kinh tế tăng trưởng là yếu tố cổ vũ tinh thần người dân, chính vì vậy, trong năm 2010, người dân Việt Nam có nhiều lý do để lạc quan khi đạt mức tăng trưởng trên 6,8%.
Trong 15 năm qua, số người nghèo ở Việt Nam giảm tới 15 triệu. Ở cấp tiểu học, tỷ lệ trẻ em đến trường đạt gần 100%.
Việt Nam còn đứng đầu thế giới về xuất khẩu càphê robusta và đứng hàng thứ hai về hàng dệt may được bán trên thị trường Mỹ.
Theo BVA, theo đuổi mô hình kinh tế thị trường kể từ khi tiến hành cải tổ năm 1986, mở cửa ra bên ngoài, Việt Nam đã tạo được đà năng động về kinh tế. Do vậy, Việt Nam nằm trong số nhiều nước đang trỗi dậy, không những ứng phó tốt với khủng hoảng, mà còn tranh thủ để phát triển.
Niềm vui được mùa (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN) |
Ở cực đối lập, Pháp giữ kỷ lục vô địch trong nhóm 10 quốc gia bi quan nhất về tương lai.
Theo cuộc thăm dò trên, thế giới dường như chia làm hai cực và niềm tin vào tương lai đã hoán đổi vị trí.
Các nước phát triển tỏ ra bi quan, trong khi các quốc gia mới nổi như Việt Nam, Trung Quốc, các nước nghèo như Nigeria, các nước vừa thoát khỏi chiến tranh hoặc thậm chí chỉ mới giảm xung đột vũ trang như Afghanistan, Iraq, Pakistan lại cảm thấy lạc quan.
Các nhà phân tích của Viện BVA nhấn mạnh, kinh tế tăng trưởng là yếu tố cổ vũ tinh thần người dân, chính vì vậy, trong năm 2010, người dân Việt Nam có nhiều lý do để lạc quan khi đạt mức tăng trưởng trên 6,8%.
Trong 15 năm qua, số người nghèo ở Việt Nam giảm tới 15 triệu. Ở cấp tiểu học, tỷ lệ trẻ em đến trường đạt gần 100%.
Việt Nam còn đứng đầu thế giới về xuất khẩu càphê robusta và đứng hàng thứ hai về hàng dệt may được bán trên thị trường Mỹ.
Theo BVA, theo đuổi mô hình kinh tế thị trường kể từ khi tiến hành cải tổ năm 1986, mở cửa ra bên ngoài, Việt Nam đã tạo được đà năng động về kinh tế. Do vậy, Việt Nam nằm trong số nhiều nước đang trỗi dậy, không những ứng phó tốt với khủng hoảng, mà còn tranh thủ để phát triển.
TTXVN