.

Các tuyến vận chuyển của Đường Hồ Chí Minh trên biển

1- Tuyến gần bờ: Đồ Sơn (Hải Phòng) - Tây Nam đảo Hải Nam - phía Tây quần đảo Hoàng Sa - Đông đảo Cù Lao Thu - Vũng Tàu chuyển hướng vào các bến ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ (tàu vỏ gỗ).

2- Tuyến gần bờ: Đồ Sơn (Hải Phòng) - Nam đảo Hải Nam - phía Đông quần đảo Hoàng Sa - Đông đảo Cù Lao Thu chuyển hướng vào các bến ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ (tàu vỏ sắt).

3- Tuyến xa bờ: Hải Phòng- Hậu Thủy - Hải Khẩu - phía Đông đảo Hải Nam - phía Đông Nam quần đảo Hoàng Sa - Tây bắc đảo Côn Đảo - Đông Nam Cà Mau cách bờ 60 hải lý chuyển hướng thẳng vào bến Nam Bộ.

4- Tuyến xa bờ: Hải Phòng - Hậu Thủy - phía Đông đảo Hải Nam - phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa - quần đảo A-ma-bát - ven theo vùng Biển Đông Bắc Ma-lai-xi-a- Vịnh Thái Lan - Vùng biển Nam Bộ.

5- Tuyến xa bờ: Hải Phòng - Hậu Thủy - Eo biển Quỳnh Châu - phía Đông Bắc đảo Hải Nam - hòn Đông Sa - phía Đông Nam quần đảo Hoàng Sa - phía Đông Nam quần đảo Trường Sa - luồng Panawan - ven theo vùng biển Đông Bắc Ma-lai-xi-a - vịnh Thái Lan - Vùng biển Cam-pu-chia - vùng biển Nam Bộ.

* Tuyến gần nhất: Đồ Sơn (Hải Phòng) - Tây Nam đảo Hải Nam - phía Tây quần đảo Hoàng Sa - vào các bến ở Khu 5 khoảng gần 1.000 hải lý.

* Tuyến xa nhất: Hải Phòng - Hậu Thủy - Eo biển Quỳnh Châu - phía Đông Bắc đảo Hải Nam - hòn Đông Sa - phía Đông Nam quần đảo Hoàng Sa - Đông Nam quần đảo Trường Sa - Nam quần đảo A-ma-bát - ven theo vùng biển Đông Bắc Ma-lai-xi-a vào vịnh Thái Lan - vùng biển Cam-pu-chia, thả hàng tại khu vực đảo Sa-mít thuộc tỉnh Cô Kông với độ dài tuyến đường  hơn 3.500 hải lý.

TUYÊN HUẤN (tổng hợp)
;
.
.
.
.
.