.

Mệt nhừ với tàu, xe sau Tết

.

(ĐNĐT) – Trong khi hàng trăm người mệt mỏi ngồi chờ tàu trên hành trình vào Nam tại Ga Đà Nẵng thì tại khu vực Bến xe trung tâm, dòng người khắp nơi nhộn nhịp trở lại thành phố tiếp tục công việc.  Một điều rất dễ nhìn thấy trên gương mặt mọi người: sự căng thẳng sau một chặng đường dài đầy mệt mỏi.

Sinh viên Nhàn tỏ ra rất mệt mỏi sau khi vừa trải qua hàng chục giờ nhồi nhét nghẹt thở trên suốt chặng đường dài từ Nghệ An vào Đà Nẵng.
Sinh viên Nhàn tỏ ra rất mệt mỏi sau khi vừa trải qua hàng chục giờ nhồi nhét nghẹt thở trên suốt chặng đường dài từ Nghệ An vào Đà Nẵng.

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại Bến xe trung tâm thành phố Đà Nẵng ngày 30-1, hành khách từ các tỉnh phía Bắc trở lại thành phố rất đông. Mọi người đều thể hiện rõ sự mỏi mệt khi vừa phải trải qua hành trình nhồi nhét “nghẹt thở” trên suốt một chặng đường dài.

“Em đón xe khách từ Nghệ An vào Đà Nẵng mà nhà xe chạy tuyến Nam Định – Sài Gòn “hét” giá 600.000 đồng, tăng gấp 3 lần ngày thường, nhưng lơ xe nói nếu chấp nhận thì lên xe cũng chỉ được ngồi dưới ghế phụ dưới sàn. Hôm trước em cũng ra đón xe dọc đường nhưng chưa bắt được nên nay vẫn đành chấp nhận. Xe loại 40 chỗ mà chắc họ phải "nhét" tới hơn 60 người”, Nguyễn Thị Nhàn (quê Quỳnh Lưu, Nghệ An), sinh viên trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, vừa xách túi đồ bước xuống Bến xe Đà Nẵng mệt mỏi cho biết.

Mệt mỏi với những tùi đồ ngay sau khi vừa bước xuống xe.
Cô bạn sinh viên này thì may mắn hơn khi vừa xuống bến xe đã có người thân chở về.

Bà Phan Thị Ngọc Lan, Giám đốc Xí nghiệp Bến xe Đà Nẵng, cho biết sau Tết, khách từ Đà Nẵng vào Nam (chủ yếu vào TP.Hồ Chí Minh) đông, nhưng do lượng khách đi lại rải đều ra mấy ngày cuối của kỳ nghỉ Tết nên cũng không đến nỗi tăng đột biến như mọi năm. Trong đó, lượng khách đi cao điểm nhất là ngày mồng 6 và mồng 7 âm lịch, trung bình hơn 10.000 khách/ngày.

Hành khách chuẩn bị lên xe khách chạy tuyến từ Đà Nẵng -TP. HCM của nhà xe Thuận Thảo
Hành khách chuẩn bị lên xe chạy tuyến từ Đà Nẵng -TP. HCM của nhà xe Thuận Thảo
Nhiều xe
Nhiều xe "dù" vẫn ngang nhiên đón khách tại chân cầu vượt Hòa Cầm

“Dịp sau Tết (từ ngày 3 đến ngày 8-1 âm lịch), chúng tôi đã tăng thêm hơn 1.800 chuyến xe, phục vụ nhu cầu đi lại cho hơn 55.000 lượt khách (tăng 150% so với cùng kỳ năm trước). Hàng ngày, đơn vị vẫn tiếp tục tăng cường xe phục vụ nên không xảy ra tình trạng khách dồn ứ tại bến”, bà Lan cho hay.

Tại các điểm bến "cóc" trên dọc tuyến đường Tôn Đức Thắng, Trường Chinh, các xe "dù” vẫn ngang nhiên đón và trả khách dọc đường. Đặc biệt là dọc hai bên đường Trường Chinh, phía chân cầu vượt Hòa Cầm (quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng) vẫn còn rất đông hành khách chờ xe vào Nam nhưng vẫn chưa mua được vé bởi theo một số hành khách, nhà xe nào tấp vào lề cũng “hét” giá cao gấp đôi, gấp ba nhưng họ cũng không tỏ ra mặn mà đón khách cho lắm, trong khi xe nào xe nấy cũng đều đã chật như nêm.

Căng thẳng tàu vào Nam

Mệt mỏi ngồi chờ tàu vào Nam.
Khu vực phòng chờ lên tàu...
Mệt mỏi ngồi chờ tàu vào Nam tại Ga Đà Nẵng
...khu cửa ra tàu...
Khu cửa ra tàu...
...cho tới khu vực chuẩn bị lên tàu (sát đường ray) tình trạng khách lên xuống tàu cũng luôn đông đúc, nhộn nhịp.
... đến khu vực chuẩn bị lên tàu (sát đường ray) khách lên xuống tàu luôn đông đúc

Ghi nhận của chúng tôi tại Ga Đà Nẵng, khu vực phía phòng chờ của nhà ga trong buổi sáng 30-1 cũng luôn trong tình trạng đông kín khách chờ tàu trở vào Nam.

Nét mặt các hành khách đều tỏ ra khá căng thẳng vì ngồi chợ đợi, bởi hầu như chuyến tàu nào cũng đều bị trễ hơn 2 giờ đồng hồ so với lịch trình. Phía ngoài khu vực chuẩn bị lên tàu (sát đường ray), khách lên xuống tàu luôn đông đúc, nhộn nhịp.

Mệt mỏi với những tùi đồ ngay sau khi vừa bước xuống xe.
Gia đình anh Phúc đang chờ tàu.

Anh Phúc (Đà Nẵng) bế trên tay đứa con gái hơn 2 tuổi ngồi phía trong khu vực nhà chờ của Ga Đà Nẵng mệt mỏi cho biết, hai vợ chồng cùng hai đứa con ngồi chờ tàu vào TP. Hồ Chí Minh từ lúc 8 giờ nhưng tới hơn 11 giờ vẫn chưa đi được do tàu về trễ.

Theo đại diện Ga Đà Nẵng, dịp này khách mua vé ra các tỉnh phía Bắc sẽ dễ hơn (nhưng chủ yếu là một số tuyến ra Thanh Hóa, Vinh), còn ngược lại, hầu hết vé tàu vào Nam đều rất khó mua.

Bài và ảnh: Đắc Mạnh

 

;
.
.
.
.
.