Những điểm mới về quy định ban hành văn bản quy phạm pháp luật

.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu vừa chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan.

Giới thiệu và quán triệt những nội dung mới cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật số 63/2020/QH14), Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư Pháp Nguyễn Hồng Tuyến cho biết, năm 2015, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, có hiệu lực từ ngày 1-7-2016 (gọi là luật năm 2015).

Sau 3 năm thi hành, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận trong công tác xây dựng pháp luật, vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần tiếp tục xử lý. Ngày 18-6-2020, Quốc hội khóa XIV thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (gọi là luật năm 2020 - có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021).

Theo đó, luật năm 2020 gồm 2 điều, gồm sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hiệu lực thi hành. Luật năm 2020 sửa đổi, bổ sung 54 điều về nội dung và 14 điều về kỹ thuật của luật năm 2015, với những điểm mới cơ bản như: tiếp tục khẳng định và quy định cụ thể hơn cơ chế bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL); bổ sung và làm rõ quy định về phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam trong quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL; bổ sung một số hình thức VBQPPL; sửa đổi thẩm quyền ban hành VBQPPL của cấp huyện, cấp xã; quy định hợp lý hơn các loại VBQPPL phải lập đề nghị xây dựng theo quy trình chính sách và quy định cụ thể trình tự, thủ tục lập đề nghị xây dựng, soạn thảo VBQPPL...

T. HUY

;
;
.
.
.
.
.