Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3-2011, tăng 2,17% so với tháng 2, mức cao nhất trong vòng 34 tháng qua. Trước đó, mức cao hơn thuộc về tháng 5-2008, tăng 3,91% so với tháng liền trước.
Thay đổi này cũng được phản ánh vào các mức so sánh còn lại. Đối chiếu với mốc tháng 12-2010, CPI tháng này đã đôn lên 6,12%, chỉ để lại một khoảng hẹp cho 3 quý tới phấn đấu “nén” CPI cả năm ở mức 7% chỉ tiêu.
So với cùng kỳ, CPI tháng 3 đã tăng 13,89%; CPI bình quân quý 1-2011 so với quý 1-2010 đã tăng 12,79%, đều tăng cao hơn so với cách đây một tháng.
Với kết quả này, chỉ số giá tiêu dùng trong quý 1-2011 đang hình thành xu hướng tăng dần qua các tháng, từ mức 1,74% tại tháng 1-2011, kéo tiếp đến 2,09% của tháng 2 và chốt ở con số cao hơn nữa tại tháng này.
Nhưng đáng lưu ý hơn, CPI tháng 3-2011 xuất hiện sự bất thường so với nhiều năm trước đây. Tính từ năm 1995 đến nay, chưa có năm nào chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng cao hơn tháng 2, xét trong mức so sánh với tháng trước đó. Nếu tính trong tương quan giữa tháng 3 các năm từ 1995 trở lại đây, mức tăng của tháng 3-2011 chỉ còn thấp hơn tháng 3-2008 (tăng 2,99%).
Nhìn vào các biến động lớn về giá trong tháng này, mặc dù việc điều chỉnh tỷ giá, tăng giá xăng dầu sau Tết Nguyên đán, hay áp mức giá mới với điện, than cũng đã có tại cùng thời điểm của mấy năm gần đây. Tuy nhiên, mức tăng chỉ số giá tháng 3 hai năm trước vẫn thấp hơn tháng 2 năm đó. Trong khi, năm 2011 “ăn đứt” ở quyết tâm kiềm chế lạm phát, thể hiện tại Nghị quyết 11 của Chính phủ vừa được ban hành hôm 24-2.
Vấn đề khác biệt nằm ở chỗ, trong khi các giải pháp mạnh tay đưa ra tại Nghị quyết vừa nêu chưa thực sự tạo ảnh hưởng, những điều chỉnh biên độ rộng chi phí đầu vào sản xuất như xăng dầu, điện, than, và tỷ giá… của năm nay lớn hơn nhiều so với năm trước. Và điều này đã dẫn đến chênh lệch tiền hàng, là điều kiện cơ bản để giá cả thay đổi chóng mặt sau Tết Nguyên đán.
Xét về tổng cầu, cung tiền và tín dụng tăng trở lại kể từ cuối năm 2010 dẫn đến một số nhận định, “điểm rơi” chính sách tiền tệ có thể là nguyên nhân gây tăng giá đột biến trong tháng 3 này. Trong khi đó, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 10-3-2011, tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức 3,68% so với 31-12-2010, cao hơn so với mức tương ứng tại cùng kỳ năm trước; tổng phương tiện thanh toán cũng đạt mức tăng 1,7%.
Cùng giai đoạn tổng cầu chưa thắt chặt, cung “gặp khó” với chi phí đầu vào tăng cao, theo sau việc điều chỉnh tỷ giá, lãi suất, tăng giá xăng dầu, điện… Con số đáng lưu ý nằm ở dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra mới đây, tốc độ tăng trưởng GDP quý 1-2011 chỉ đạt khoảng 5,5%, thấp hơn mức 5,83% của cùng kỳ năm ngoái.
Tiền nhiều hơn hàng dẫn tới giá cả tăng lên. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3-2011 cho thấy lạm phát thể hiện cả ở 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu. Có lẽ, ở đây có một phần do tăng giá tâm lý.
Thể hiện trên các con số cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 ghi nhận “điểm rơi” tăng giá mạnh ở những nhóm hàng có chênh lệch cung cầu và mặt hàng do nhà nước quản lý giá có sự điều chỉnh giá lớn.
CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,98% trong tháng này, trong đó CPI lương thực điều chỉnh lên 2,18% do chủ trương tăng thu mua gạo tạm trữ tại miền Nam và giáp hạt khiến giảm nguồn cung tại phía Bắc; thực phẩm ấn định mức cao mới 1,57% so với tháng trước, chủ yếu do tăng giá thịt lợn sau giai đoạn dịch bệnh ở gia súc và thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng nguồn cung rau xanh ở phía Bắc; ăn uống ngoài gia đình cũng được chốt ở 3,06% tại chỉ số giá tháng này.
Tuy nhiên, mức tăng cao nhất thuộc về nhóm giao thông. Chịu tác động mạnh của đợt điều chỉnh giá xăng dầu, cước phí vận chuyển và giá vé nhiều loại hình vận tải tăng lên rất nhanh, dẫn tới chỉ số giá nhóm này vọt lên 6,69% trong tháng 3.
Tiếp ngay sau mức tăng “khủng” kể trên, CPI nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng kích thêm tới 3,67% do chịu ảnh hưởng của tăng giá chất đốt (gas, dầu hỏa), thép xây dựng, xi măng và nhiều loại vật liệu xây dựng khác.
Ở nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ khác, ảnh hưởng của chi phí vận chuyển và điều chỉnh tỷ giá thể hiện độ phủ sóng trên diện rộng. CPI nhóm thiết bị và đồ dụng gia đình tăng 1,22%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép thêm 1%; nhóm đồ uống, thuốc lá 0,88%, thuốc và dịch vụ y tế 0,71%...
Ngoài ra, chỉ số giá nhóm giáo dục còn tiếp tục nới rộng trong tháng này với mức điều chỉnh lên 0,9%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch cũng kênh thêm 0,98% tại thời điểm lễ hội tập trung nhiều nhất trong năm.
Chỉ số giá vàng tháng 3 tăng 5% so với tháng trước; chỉ số giá USD tăng tương ứng 3,06%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3-2011 cho thấy giá cả tăng cả ở 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu |
So với cùng kỳ, CPI tháng 3 đã tăng 13,89%; CPI bình quân quý 1-2011 so với quý 1-2010 đã tăng 12,79%, đều tăng cao hơn so với cách đây một tháng.
Với kết quả này, chỉ số giá tiêu dùng trong quý 1-2011 đang hình thành xu hướng tăng dần qua các tháng, từ mức 1,74% tại tháng 1-2011, kéo tiếp đến 2,09% của tháng 2 và chốt ở con số cao hơn nữa tại tháng này.
Nhưng đáng lưu ý hơn, CPI tháng 3-2011 xuất hiện sự bất thường so với nhiều năm trước đây. Tính từ năm 1995 đến nay, chưa có năm nào chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng cao hơn tháng 2, xét trong mức so sánh với tháng trước đó. Nếu tính trong tương quan giữa tháng 3 các năm từ 1995 trở lại đây, mức tăng của tháng 3-2011 chỉ còn thấp hơn tháng 3-2008 (tăng 2,99%).
Nhìn vào các biến động lớn về giá trong tháng này, mặc dù việc điều chỉnh tỷ giá, tăng giá xăng dầu sau Tết Nguyên đán, hay áp mức giá mới với điện, than cũng đã có tại cùng thời điểm của mấy năm gần đây. Tuy nhiên, mức tăng chỉ số giá tháng 3 hai năm trước vẫn thấp hơn tháng 2 năm đó. Trong khi, năm 2011 “ăn đứt” ở quyết tâm kiềm chế lạm phát, thể hiện tại Nghị quyết 11 của Chính phủ vừa được ban hành hôm 24-2.
Vấn đề khác biệt nằm ở chỗ, trong khi các giải pháp mạnh tay đưa ra tại Nghị quyết vừa nêu chưa thực sự tạo ảnh hưởng, những điều chỉnh biên độ rộng chi phí đầu vào sản xuất như xăng dầu, điện, than, và tỷ giá… của năm nay lớn hơn nhiều so với năm trước. Và điều này đã dẫn đến chênh lệch tiền hàng, là điều kiện cơ bản để giá cả thay đổi chóng mặt sau Tết Nguyên đán.
Xét về tổng cầu, cung tiền và tín dụng tăng trở lại kể từ cuối năm 2010 dẫn đến một số nhận định, “điểm rơi” chính sách tiền tệ có thể là nguyên nhân gây tăng giá đột biến trong tháng 3 này. Trong khi đó, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 10-3-2011, tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức 3,68% so với 31-12-2010, cao hơn so với mức tương ứng tại cùng kỳ năm trước; tổng phương tiện thanh toán cũng đạt mức tăng 1,7%.
Cùng giai đoạn tổng cầu chưa thắt chặt, cung “gặp khó” với chi phí đầu vào tăng cao, theo sau việc điều chỉnh tỷ giá, lãi suất, tăng giá xăng dầu, điện… Con số đáng lưu ý nằm ở dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra mới đây, tốc độ tăng trưởng GDP quý 1-2011 chỉ đạt khoảng 5,5%, thấp hơn mức 5,83% của cùng kỳ năm ngoái.
Tiền nhiều hơn hàng dẫn tới giá cả tăng lên. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3-2011 cho thấy lạm phát thể hiện cả ở 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu. Có lẽ, ở đây có một phần do tăng giá tâm lý.
Thể hiện trên các con số cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 ghi nhận “điểm rơi” tăng giá mạnh ở những nhóm hàng có chênh lệch cung cầu và mặt hàng do nhà nước quản lý giá có sự điều chỉnh giá lớn.
CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,98% trong tháng này, trong đó CPI lương thực điều chỉnh lên 2,18% do chủ trương tăng thu mua gạo tạm trữ tại miền Nam và giáp hạt khiến giảm nguồn cung tại phía Bắc; thực phẩm ấn định mức cao mới 1,57% so với tháng trước, chủ yếu do tăng giá thịt lợn sau giai đoạn dịch bệnh ở gia súc và thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng nguồn cung rau xanh ở phía Bắc; ăn uống ngoài gia đình cũng được chốt ở 3,06% tại chỉ số giá tháng này.
Tuy nhiên, mức tăng cao nhất thuộc về nhóm giao thông. Chịu tác động mạnh của đợt điều chỉnh giá xăng dầu, cước phí vận chuyển và giá vé nhiều loại hình vận tải tăng lên rất nhanh, dẫn tới chỉ số giá nhóm này vọt lên 6,69% trong tháng 3.
Tiếp ngay sau mức tăng “khủng” kể trên, CPI nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng kích thêm tới 3,67% do chịu ảnh hưởng của tăng giá chất đốt (gas, dầu hỏa), thép xây dựng, xi măng và nhiều loại vật liệu xây dựng khác.
Ở nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ khác, ảnh hưởng của chi phí vận chuyển và điều chỉnh tỷ giá thể hiện độ phủ sóng trên diện rộng. CPI nhóm thiết bị và đồ dụng gia đình tăng 1,22%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép thêm 1%; nhóm đồ uống, thuốc lá 0,88%, thuốc và dịch vụ y tế 0,71%...
Ngoài ra, chỉ số giá nhóm giáo dục còn tiếp tục nới rộng trong tháng này với mức điều chỉnh lên 0,9%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch cũng kênh thêm 0,98% tại thời điểm lễ hội tập trung nhiều nhất trong năm.
Chỉ số giá vàng tháng 3 tăng 5% so với tháng trước; chỉ số giá USD tăng tương ứng 3,06%.
VnEconomy