Vinafood 2 và Vinacafe làm thua lỗ gần 2.000 tỷ đồng vốn nhà nước

.

Vinafood 2 và Vinacafe là hai tổng công ty sản xuất kinh doanh không hiệu quả, gây thua lỗ vốn nhà nước 1.962 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp, qua kết quả giám sát tài chính năm 2018 cho thấy, về cơ bản các tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu bảo đảm an toàn tài chính và hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn hai tổng công ty kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ là Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) lỗ 1.836 tỷ đồng và Tổng Công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe) lỗ 126 tỷ đồng.

Vinafood 2 và Vinacafe gây thua lỗ vốn nhà nước gần 2.000 tỷ đồng. (Ảnh minh họa: KT).
Vinafood 2 và Vinacafe gây thua lỗ vốn nhà nước gần 2.000 tỷ đồng. (Ảnh minh họa: KT).

Nguyên nhân thua lỗ được Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp lý giải là do phải xử lý dự phòng thu khó đòi, tổn thất đầu tư tài chính sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Ngày 16-5-2019, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp có quyết định số 151/QĐ-UBQLV phê duyệt kế hoạch giám sát tài chính năm 2019 tại 19 tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu.

Theo đó, Ủy ban triển khai giám sát các nội dung: bảo toàn và phát triển vốn, hoạt động đầu tư vốn đối với các dự án đầu tư gồm hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp; Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động; Phát hành trái phiếu; Tình hình quản lý tài sản quản lý nợ tại doanh nghiệp; Khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp;

Ngoài ra, Ủy ban cũng giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch, kết quả hoạt động kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch; Kết quả hoạt động kinh doanh, việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; Việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ;

Cùng với đó là việc chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Việc cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp đầu tư tại các doanh nghiệp khác.

Trên cơ sở kế hoạch giám sát tài chính, Ủy ban đã phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ là cơ quan đại diện chủ sở hữu trước đây của các tập đoàn, tổng công ty tổ chức Đoàn công tác giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả doanh nghiệp và kết quả thực hiện công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước năm 2018 trực tiếp tại các doanh nghiệp như: EVN, MobiFone, VRG, Vinafood 1, Vinafor, Vinacafe, Vinafood 2…

Theo VOV

;
;
.
.
.
.
.