.

10 vụ rò rỉ thông tin chấn động nhất

.
(ĐNĐT) - Quả bom nhiệt hạch WikiLeaks, vụ bê bối Watergate, email của bà Sarah Palin... là những vụ rò rỉ thông tin chấn động nhất nước Mỹ, theo tạp chí Time.
 
 
1. Nhật ký chiến trường của Wikileaks

julian_assange 1.jpg
Julian Assange, người sáng lập Wikileaks
Vào ngày 22-10, Wikileaks đã phát hành 391.832 tài liệu mật về quân đội Mỹ tại chiến trường Iraq, trở thành vụ rò rỉ thông tin lớn nhất trong lịch sử. Khi phát hành 77.000 tài liệu mật vào tháng 7 có liên quan đến cuộc chiến Afghanistan, người sáng lập Wikileaks, Julian Assange đã chia sẻ nó cho một số tờ báo, trong đó có New York Times, Guardian và Der Spielgel, trước khi đăng tải.
 
 
Trong số rất nhiều tài liệu đó, có nhiều vụ điển hình về việc quân đội Mỹ đã cố ý làm ngơ việc lạm dụng tù nhân của các đồng minh người Iraq và tăng số thương vong dân thường lên 15.000 người.

Một vụ tiết lộ quan trọng khác là các thành viên của quân đội Mỹ nghi ngờ điều mà họ từng giả định: Cơ quan tình báo quân sự Pakistan đã bí mật hỗ trợ các phiến quân Taliban người Afghanistan.

2. Vụ bê bối Watergate

2.jpg
Nhân vật “Deep Throat” của đời thật
Sau khi 5 người đàn ông bị bắt vì đã thâm nhập và cố tình nghe lén văn phòng của Ủy ban Dân chủ Quốc gia và năm 1972, các phóng viên của tờ Washington Post, Bob vWoodward và Carl Bernstein bắt đầu cuộc điều tra cái được gọi là xì-căng-đan chính trị lớn nhất nước.

Vụ bê bối Watergate đã dẫn đến việc từ chức của Tổng thống Richard Nixon vào năm 1974. Người hỗ trợ cho vWoodward và Bernstein là một người đưa tin mà danh tính đến 33 năm sau vẫn còn được giữ bí mật.
 
 
Vào năm 2005, sau hàng thập niên các nhà báo nhận giải thưởng Pulitzer và bộ phim All the President’s Men nhận tượng vàng Oscars, cựu nhân viên FBI Mark Felt mới tiết lộ rằng ông ta mới chính là nhân vật cung cấp thông tin có mật danh “Deep Throat”.

3. Vụ rò rỉ các hồ sơ Lầu Năm góc

3.jpg
Nhà phân tích quân sự Daniel Ellsberg
Vào ngày 13-6-1971, tờ The New York Times xuất bản phần đầu của một serie 9 phần các đoạn trích trong một nghiên cứu mật của quân đội Mỹ có liên quan đến Việt Nam do Bộ quốc phòng Mỹ hoàn tất.
 
Các bài báo được nhà phân tích quân sự Daniel Ellsberg lén lút sao lại, bắt đầu từ đầu năm 1969. Một thượng nghị sĩ Mỹ, Mike Gravel của đảng Dân chủ, cũng đã đưa 4.100 trang của tài liệu này vào lưu trữ của Thượng viện, và được biết như là Hồ sơ thượng viện.

Những hồ sơ đó phơi bày những sự thật về cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam, và cho thấy bốn đời tổng thống -  từ Truman đến Johnson - đã cố tình nói dối với công chúng. Ellsberg đã được đưa ra xét xử đối với hành vi trộm cắp và âm mưu theo Luật gián điệp của năm 1917. Nhưng một loạt các sai lầm pháp lý và các kỹ thuật thu thập bằng chứng không rõ ràng dẫn dẫn đến tòa án đã bác bỏ lời buộc tội.

4. Vụ Plamegate

4.jpg
Valeria Plame, cựu nhân viên CIA
Trong cuộc xâm lược Iraq 2003, chính quyền của Tổng thống Bush đã có nhiều tuyên bố: các thanh sát viên của LHQ không làm việc, al-Qaeda có quan hệ với Iraq, Saddam Hussein có vũ khí hủy diệt. Hầu hết đều tỏ ra không thật. Một trong những cáo buộc gây nghi ngờ nhiều nhất của Tổng thống Bush là Iraq đã tìm nguồn cung cấp uranium từ một quốc gia châu Phi, mà người ta hiểu là Nigeria, một nước cộng hòa thuộc tây Phi.
 
 
Điều này đã bị Đại sứ Josep Wilson, một nhà ngoại giao kỳ cựu từng điều tra các tin đồn về các vụ mua bán bánh vàng, một dạng bột của uranium, bác bỏ khi vào mùa hè, sau khi các binh lính Mỹ tiến vào Baghdad. Không lâu sau đó, nhà bình luận cánh hữu Rober Novak xuất bản bài xã luận đưa ra ánh sáng, rằng vợ của Wilson, Valeria Plame, là một nhân viên CIA.

Vụ tiết lộ danh tính của bà Plame cho báo chí là một hành động không nhỏ, đe dọa công việc của bà với các cơ quan và được xem như là một hình phạt nhẹ đối với Wilson vì đã nói hớ. Nó còn dẫn đến việc nhiều nhà quan sát tin rằng Nhà Trắng đã nhanh chóng tiến hành chiến tranh mà chỉ sử dụng các thông tin tình báo vụn vặt chỉ có lợi nhất về chính trị.
 
Một cuộc điều tra vụ rò rỉ đã được xúc tiến đối với toàn bộ các cơ quan đầu não giúp việc cho Tổng thống Bush. Kết quả là Lewis “Scooter” Libby, trợ lý cho ông Karl Rove, đã bị kết tội vào năm 2007 với các tội danh khai man, cản trở công lý và lập báo cáo sai sự thật. Tổng thống Bush giảm án của Libby xuống còn 30 tháng tù.

5.jpg
Peter King, nghị sĩ quốc hội bang New York, Mỹ
5. Vụ rò rỉ các bức điện mật ngoại giao


Rõ ràng, 2010 là một năm của người thổi còi trên mạng Wikileaks. Vụ rò rỉ thông tin mới nhất của Wikileaks, một lô các bức điện mật ngoại giao Mỹ đang tràn lan khắp thế giới, đã gây nên một sự ồn ào khắp nơi.
 
Các chính trị gia Mỹ như Hillary Clinton,  nghị sĩ New York Peter King đã gọi vụ rò rỉ là một mối đe dọa an ninh toàn cầu.
 
Ông King đã kêu gọi xét xử ngườisáng lập Wikileaks tội phạm gián điệp và trang mạng của ông ta được nghi vấn là phục vụ cho các tổ chức khủng bố nước ngoài.

6. Vụ scandal Hiệp ước Guadalupe Hidalgo

6.jpg
Tổng thống thứ 15 của Mỹ James Buchanan nhiệm kỳ 1857–1861
Vào năm 1848, tin tức về Hiệp ước Guadalupe Hidalgo, tài liệu kết luận về cuộc chiến hai năm giữa Mexico và Mỹ, đã bị tiết lộ cho John Nugent, một phóng viên của tờ New York Herald. Sau khi bài báo được phát hành, một thượng nghị sĩ tức giận đã kêu gọi thẩm vấn Nugent.
 
Nhà báo người Ailen này từ chối tiết lộ nguồn tin của mình, cho rằng người cung cấp thông tin bị nghi vấn không phải là một thành viên của Thượng viện. Nugent đã bị giam giữ tại đồi Capitol trong vòng một tháng để thẩm tra.

Tuy nhiên, Nugent đã không sụp đổ và chính thượng nghị sĩ bị quá khích kia phải trả tự do cho ông. Sau đó, Nugent đã phiêu lưu đến miền Tây và trở thành Tổng biên tập tờ San Francisco Herald.
 
Vào năm 1858, Nugent được Tổng thống James Buchanan giao sứ mệnh điều tra các vụ việc tại New Caledonia (giờ là British Columbia). Đó chính là một phần thưởng xứng đáng - các bằng chứng cho thấy chính Buchanan, người trước kia là Bộ trưởng Ngoại giao, đã tiết lộ các điều khoản của hiệp ước cho Nugent.

7. Kế hoạch chiến tranh của tướng McChrystal

7.jpg
Tướng Stanley McChrystal, Tư lệnh quân Mỹ tại Afghanistan thời Obama
8 tháng sau khi nhậm chức, Tổng thống Obama đã lệnh cho Tướng Stanley McChrystal, tư lệnh mới của ông tại Afghanistan, xem xét lại toàn bộ cuộc chiến. Từ báo cáo của McChrystal, ông Obama biết rằng nếu không tăng thêm binh lính và thay đổi toàn bộ chiến lược, Mỹ sẽ thua trận. Vấn đề duy nhất là, tất cả mọi người cũng biết điều đó.
 
Huyền thoại của vụ Watergate, Bog Woodwart đã chứng tỏ ông vẫn còn "phong độ" bằng cách xâm nhập có vào một chính phủ khác, có được 66 trang của báo cáo và đăng chúng trên trang web của Washington Post.
 
Bị kẹt tình thế khó xử, Tổng thống đã phê chuẩn gần như tất cả các yêu cầu của McChrystal, chứng minh rằng bạn có thể mang lại hy vọng và thay đổi, nhưng giữ bí mật về việc đó là cả một thách thức.

8. Cảnh trực thăng Apache bắn chết nhà báo tại Baghdad

8.jpg
Wikileaks đã có một năm rất đáng nhớ, bắt đầu bằng việc phát hành trong tháng 4 đoạn phim ghi hình  vào tháng 7-2007 chiếu một cảnh trực thăng Apache của Mỹ nã súng và giết chết phóng viên ảnh Namir Noor-Eldeen của Reuter tại Baghdad. Người lái xe của Noor và 10 người khác cũng bị giết sau khi binh lính nhầm lẫn camera của anh là vũ khí và những người kia là các phiến quân.

Hiệp hội phóng viên Iraq và Ủy ban Bảo vệ Nhà báo tại New York đã kêu gọi một cuộc điều tra vụ việc. Trong khi cuộc điều tra ban đầu không phát hiện sai sót nào, thì các luật sư quân đội Mỹ tuyên bố họ sẽ xem lại video một lần nữa, mặc dù đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức nào.
 
Binh Nhì Bradley Manning, một chuyên gia phân tích tình báo quân đội Mỹ 22 tuổi đã bị ngồi tù vì đã tải dữ liệu, cung cấp thông tin mật. Wikileaks đã thuê luật sư bào chữa cho Manning nhưng họ không được tiếp xúc với anh.

9. Email của bà Sarah Palin

9.jpg
Bà Sarah Palin
Tất thảy chúng ta đều cho rằng thư điện tử là vấn đề riêng tư, nhưng bà Sarah Palin lại biết rằng, điều đó không phải luôn luôn đúng.
 
Vào tháng 9-2008, một số kẻ nào đó đã thâm nhập vào tài khoản cá nhân Yahoo! của ứng cử viên phó tổng thống thời đó, gov.palin@yahoo.com , và tung lên mạng một vài tin nhắn, mật khẩu và danh sách liên hệ của bà cho Wikileaks và các tin nhắn nhanh chóng tràn lan lên khắp mạng.

Thì ra, tay hacker đó là David Kernell, 22 tuổi, con trai của nhà lập pháp bang Tennessee, đảng Dân chủ. Kernell bị kết án phạm tội vào ngày 30-4-2010 do tội thâm nhập trái phép máy tính, nhưng đã lãnh án nặng hơn do tội lừa đảo trên mạng. Kernell sẽ bị kết án vào ngày 24-12 và có thể đối diện với án tù 21 tháng.

10. Vụ rò rỉ của Lil Wayne

10.jpg
Hầu hết các nhạc sĩ bị sốc khi các album của họ bị rò rỉ lên Internet, nhưng ông Lil Wayne thì lại không. Khi một vài bài hát trong album sắp phát hành của ông, Tha Carter III xuất hiện trên mạng vào năm 2007, tay chơi nhạc rap này đã phản ứng lại bằng cách tung album sớm hơn và phát hành các bài hát bị rò rỉ theo từng album riêng biệt, và đặt tên thích hợp là “The leak” (rò rỉ).
 
Thậm chí, ảnh bìa của album còn được kết hợp cụm từ "Lil Wayne đã chấp thuận."

Quang Hiển (Theo Time)
;
.
.
.
.
.