.

Việt Nam đóng góp ít nhất cho sự phát triển toàn cầu

.

Theo một cuộc khảo sát được tiến hành trên 125 quốc gia, Ireland được đánh giá là quốc gia đóng góp nhiều nhất vào sự phát triển chung của hành tinh và nhân loại. Trong khi đó do ảnh hưởng của chiến tranh, Việt Nam, Iraq và Libya là những quốc gia đóng góp ít nhất.

Top 10 nước đóng góp nhiều nhất cho hành tinh và nhân loại
Top 10 nước đóng góp nhiều nhất cho hành tinh và nhân loại

Việt Nam xếp hạng 124/125, với các chỉ số khá thấp như khí hậu 123/125, sức khỏe và phúc lợi 111/125. Vương quốc Anh xếp thứ 7 tổng thể, nhưng họ được xếp thứ nhất về những đóng góp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, còn Việt Nam đứng thứ 89 trong lĩnh vực KHCN.

Bảng xếp hạng các quốc gia đóng góp nhiều nhất cho thế giới, Good Country Index, được tạo ra bởi cố vấn chính sách Simon Anholt, dựa trên sự phân tích từ 35 loại dữ liệu khác nhau từ Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và phi chính phủ khác.

Các loại dữ liệu này bao gồm những thông tin như tự do báo chí, số lượng người tị nạn đã được thu nhận, số lượng vũ khí đã xuất khẩu và số lượng người đoạt giải Nobel. Đây là lần đầu tiên bảng xếp hạng này được công bố.

Việt Nam xếp áp chót trong bảng xếp hạng Good Country Index (Ảnh: Vietnamnet)
Việt Nam xếp áp chót trong bảng xếp hạng Good Country Index (Ảnh: Vietnamnet)

Các quốc gia sau đó được xếp hạng theo những đóng góp cho khoa học và công nghệ, văn hóa, hòa bình và an ninh quốc tế, trật tự thế giới, khí hậu, sự thịnh vượng và bình đẳng, và sức khỏe và phúc lợi của người dân.

Không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam, Iraq, Libya là những nước đóng góp ít nhất cho sự phát triển của toàn cầu.

Ông Anholt cho biết cuộc điều tra giúp chúng ta hiểu rõ vai trò của từng quốc gia trong bối cảnh toàn cầu. Ông nói: "Ý tưởng của bảng xếp hạng Good Country Index khá đơn giản, nó đánh giá chính xác những gì mỗi quốc gia trên thế giới đóng góp vào lợi ích chung của nhân loại và những gì nó gây tổn hại".

Do ảnh hưởng của chiến tranh, Việt Nam, Iraq, Libya là những nước đóng góp ít nhất cho sự phát triển của toàn cầu
Do ảnh hưởng của chiến tranh, Việt Nam, Iraq, Libya là những nước đóng góp ít nhất cho sự phát triển của toàn cầu.

Khu vực Bắc Âu đóng góp cho nhân loại nhiều hơn các khu vực khác, trong khi Mỹ chỉ xếp hạng 21 do điểm số quá thấp trong lĩnh vực Hòa bình và An Ninh Quốc tế.

Ông Anholt hy vọng rằng bảng xếp hạng này sẽ khiến các quốc gia thay đổi cách thức kinh doanh của họ bằng cách khuyến khích họ suy nghĩ về những tác động toàn cầu mà những hoạt động kinh doanh của họ gây ra. Ông hy vọng bảng xếp hạng cũng sẽ châm ngòi cho các cuộc tranh luận về mục đích của một quốc gia.

Ông nói: "Các quốc gia tồn tại để phục vụ lợi ích của các chính trị gia, các doanh nghiệp và công dân hoặc tồn tại để tích cực đóng góp cho nhân loại và toàn bộ hành tinh. Các cuộc tranh luận rất quan trọng, bởi vì nếu câu trả lời là các quốc gia phục vụ lợi ích của các chính trị gia, các doanh nghiệp và công dân thì chúng ta đều sẽ gặp rắc rối".

Kenya là quốc gia châu Phi đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của hành tinh và nhân loại
Kenya là quốc gia châu Phi đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của hành tinh và nhân loại

Costa Rica là quốc gia bên ngoài Tây Âu, không nói tiếng Anh có xếp hạng cao nhất, ở vị trí số 22, trong khi đó Chile xếp hạng 24. Quốc gia châu Phi đóng góp nhiều nhất cho nhân loại là Kenya, xếp hạng 26, đây là quốc gia duy nhất của lục địa đen lọt vào top 30.

Các nhà nghiên cứu cho biết Kenya là một trường hợp đặc biệt cho thấy rằng không chỉ những quốc gia giàu có mới có khả năng đóng góp những điều có ý nghĩa cho xã hội.

Tuy nhiên, chín trong số 10 quốc gia trong top 10 là những quốc gia Tây Âu khiến cho khu vực này là khu vực đóng góp nhiều nhất cho nhân loại và hành tinh. Bỉ xếp thứ nhất về những đóng góp trong lĩnh vực văn hóa, trong khi Tây Ban Nha dẫn đầu trong lĩnh vực sức khỏe và phúc lợi.

Ấn Độ xếp hạng 81, Trung Quốc đứng ở vị trí 107
Ấn Độ xếp hạng 81, Trung Quốc đứng ở vị trí 107

Nga xếp thứ 95 gần với vị trí của Honduras và Cộng hòa Dân chủ Congo, trong khi Ấn Độ xếp hạng 81, Trung Quốc đứng ở vị trí 107.

Ông Anholt kêu gọi các quốc gia hãy ngừng cư xử như "những hòn đảo":

"Cả thế giới đang kết nối với nhau tốt hơn bao giờ hết, nhưng chúng ta vẫn đang đối xử với các quốc gia như thế mỗi quốc gia nằm trên một hành tinh riêng. Ngay bây giờ các quốc gia nên suy nghĩ về những hậu quả quốc tế của các hành động của họ, nếu không các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, khủng bố, ma túy và đại dịch sẽ chỉ tồi tệ hơn".

Theo VNReview/DailyMail

;
.
.
.
.
.