.

Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá

.

ĐNĐT - Chính phủ Trung Quốc tiếp tục giảm giá đồng Nhân dân tệ (NDT) so với đồng USD liên tiếp sang ngày thứ hai, gây ra bất ổn trong thị trường tiền tệ toàn cầu và đe dọa sẽ thổi bùng căng thẳng trong thương mại với Mỹ và Châu Âu.

Ngày 12-8-2015, đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm 1,6% giá trị so với đồng USD. Ảnh: Reuters
Ngày 12-8-2015, đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm 1,6% giá trị so với đồng USD. Ảnh: Reuters

Với mức 6,44 NDT ăn 1 USD, đồng tiền này đã yếu nhất kể từ tháng 8-2011, sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ấn định giá tham chiếu hằng ngày ở mức 6,3306, thấp hơn cả mức giảm giá ngày 11-8.

Hiện đồng NDT đã mất 3,5% tại Trung Quốc trong 2 ngày qua và mất khoảng 4,8% giá trị trên thị trường toàn cầu.

Việc mất giá đồng NDT đã kéo theo các đồng tiền đang nổi khác tại châu Á trong ngày hôm nay. Trong đó, đồng rupiah của Indonesia và đồng Ringgit của Malaysia đã xuống thấp nhất trong 17 năm qua; đồng đô-la Australia và đô-la New Zealand cũng xuống thấp nhất trong vòng 6 năm qua.

Ngân hàng Trung ương Indonesia đã giảm trực tiếp đồng rupiah so với đồng NDT và cho biết họ sẽ can thiệp thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán để bảo vệ tính mong manh của đồng rupiah.

Ngày 12-8, Bộ Thương mại Trung Quốc thừa nhận rằng, việc giảm giá đồng NDT sẽ có một tác động kích thích lên xuất khẩu của Trung Quốc.

Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng, động thái của Trung Quốc làm cho đồng NDT thích ứng hơn với các lực lượng của thị trường.

Hiện Bắc Kinh đang cố thuyết phục IMF đưa đồng NDT vào rổ tiền dự trữ của tổ chức này với danh nghĩa Quyền rút vốn đặc biệt. Điều này có nghĩa đồng NDT trở thành một đồng tiền mạnh. Tuy nhiên, IMF cho biết, động thái này của Trung Quốc không có hiệu lực lên quyết định của quỹ này.

Tuần trước, các nhân viên của IMF đề xuất Trung Quốc phải đợi đến ít nhất là tháng 10-2016 mới tham gia. Vào tháng 11 tới, IMF sẽ xem xét đề xuất của Trung Quốc.

Trước động thái phá giá đồng NDT của Trung Quốc, ngày 11-8, các nghị sĩ Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc đang thao túng cho lợi thế xuất khẩu không công bằng và có thể nhằm tạo lợi thế cho các cuộc đàm phán dễ phát cáu khi Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Washington vào tháng 9 với một loạt các vấn đề từ an ninh mạng cho tới các tham vọng của Bắc Kinh về chủ quyền lãnh thổ.

Khác với Mỹ, Hàn Quốc không coi việc phá giá NDT là một mối đe dọa khi Bộ trưởng Tài chính nước này cho rằng, điều này sẽ gây ra tác động tích cực đối với xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc mà đa phần là các thành phần trung hạn và không cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa Trung Quốc.

Quang Hiển (theo CNN, Reuters)

;
.
.
.
.
.