Quốc tế
Vì sao Mỹ chưa trừng phạt Nga dù Tổng thống Ukraine hối thúc
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày 20-1 đã từ chối áp đặt các lệnh trừng phạt vào Nga dù phía Ukraine lên tiếng kêu gọi.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Hội nghị An ninh Munich (Đức). Ảnh: Reuters |
Mỹ và các quốc gia phương Tây trong thời gian qua cảnh báo rằng Nga có thể tấn công quân sự nhằm vào Ukraine. Phía Nga đã mạnh mẽ bác bỏ cáo buộc này. Hãng thông tấn Reuters (Anh) ngày 20-2 cho biết phương Tây còn đe dọa trừng phạt nặng nề kinh tế Nga nếu điều họ coi là một cuộc “xâm lược Ukraine” được xúc tiến.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy lên tiếng cho rằng nếu Mỹ và các đồng minh chắc chắn về việc Nga lên kế hoạch “xâm lược Ukraine” thì nên áp đặt lệnh trừng phạt vào Moskva từ bây giờ.
Nhà lãnh đạo Ukraine khi phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ngày 19/2 nêu rõ: “Các ngài nói với tôi rằng 100% sẽ có chiến tranh trong vài ngày tới. Vậy các ngài còn chờ đợi gì?”. Ông Zelenskiy đã nhắc lại kêu gọi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt vào Nga ở thời điểm này. Tổng thống Ukraine nói: “Chúng tôi không cần các lệnh trừng phạt sau khi đã có bắn phá”.
Thủ tướng Ukraine Volodymyr Zelenskiy. Ảnh: AP |
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong khi đó chia sẻ với kênh CNN: “Mục đích của các lệnh trừng phạt ngay từ đầu là nhằm ngăn cản Nga tiến đến chiến tranh. Ngay khi bạn kích hoạt chúng thì sự ngăn cản đó biến mất”.
Phát biểu trước các phóng viên tại Munich (Đức), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris nhấn mạnh các lệnh trừng phạt được áp dụng sẽ là “lớn nhất và thậm chí là nặng nề nhất” trong lịch sử. Nhưng bà Harris cũng tái đề cập đến quan điểm của Ngoại trưởng Blinken rằng vẫn có phương pháp khác để ngăn viễn cảnh “xâm lược Ukraine”.
Bà Harris chia sẻ: “Chúng tôi nhất trí rằng tác dụng răn đe của các biện pháp trừng phạt vẫn có ý nghĩa, đặc biệt là chúng tôi vẫn chân thành hy vọng rằng có một con đường ngoại giao ở thời điểm này”.
Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby vào ngày 20/2 nhận định: “Nếu bạn trừng phạt ai đó vì việc họ chưa thực hiện thì điều đó có thể khiến họ quyết định làm điều đó”.
Cùng ngày 20-1, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết Mỹ và Anh sẽ chặn hoạt động tiếp cận đồng USD và bảng Anh của các công ty Nga nếu Điện Kremlin ra quyết định tấn công Ukraine. Ông Johnson cũng đánh tiếng rằng các lệnh trừng phạt sẽ nghiêm trọng hơn những gì ông từng đề cập trước công chúng.
Theo Báo Tin tức