Chính phủ Đức sẽ phải phân bổ hơn 1.000 tỷ USD vào năm 2030 để đối phó với những rủi ro và thách thức phát sinh từ cuộc khủng hoảng năng lượng.
Các tua-bin gió được xây dựng tại Đức. Ảnh: EPA-EFE |
Đức đã dành hơn 260 tỷ euro (275 tỷ USD) để đối phó với những rủi ro trước mắt của cuộc khủng hoảng năng lượng do cuộc chiến của Nga ở Ukraine gây ra, nhưng giải pháp cuối cùng nếu được thực hiện sẽ tốn kém hơn nhiều.
Theo Bloomberg NEF ngày 26-2, chi phí cho hệ thống năng lượng của Đức trong tương lai dự đoán lên tới hơn 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030.
Chi phí bao gồm các khoản đầu tư nâng cấp lưới điện cũng như kế hoạch loại bỏ dần các nhà máy điện hạt nhân và than đá, xử lý nhu cầu ngày càng tăng từ ô tô điện và hệ thống sưởi ấm, đồng thời đáp ứng các cam kết về khí hậu.
Đến năm 2030, nhu cầu điện của Đức sẽ tăng khoảng 30% so với mức tiêu thụ hiện tại, lên tới khoảng 250 gigawatt công suất.
Theo các nhà phân tích của Bloomberg, quá trình chuyển đổi theo lộ trình cũng sẽ yêu cầu lắp đặt các tấm pin Mặt Trời với tổng diện tích tương đương với 43 sân bóng đá. Ngoài ra, Đức sẽ cần xây dựng 27 trang trại gió mới trên đất liền và 4 trang trại gió ngoài biển mỗi tuần để đáp ứng kế hoạch năng lượng tham vọng của chính phủ.
Đầu tháng 2, tổ chức tư vấn Bruegel có trụ sở tại Brussels đã báo cáo rằng các quốc gia EU đã chi gần 846 tỷ USD cho các biện pháp hỗ trợ khi khu vực này tiếp tục hứng chịu chi phí năng lượng leo thang.
Theo Báo Tin tức