(ĐNĐT) - Theo khảo sát mới nhất của Công ty tư vấn chiến lược Solidiance có trụ sở tại Singapore, nước này đứng đầu danh sách các thành phố đổi mới nhất châu Á.
Theo công ty này thì Singapore có tốc độ chuyển mình kinh ngạc trong vòng 25 năm qua từ một cảng thương mại thành một trung tâm tài chính và công nghệ cao của thế giới.
Các thành phố tiếp theo là Sydney, Melbourne (Australia), Hong Kong (Trung Quốc) và Auckland (New Zealand).
Cuộc bầu chọn dựa trên 6 tiêu chí có liên quan đến số lượng nhân tài làm việc tại thành phố và các điều kiện do thành phố cung cấp: khả năng tiếp nhận nhân tài, hệ thống giáo dục cao học, điều kiện sống và môi trường bền vững, tiến bộ khoa học và các quy định của chính phủ về việc hỗ trợ tự do tài chính và hòa nhập quốc tế.
Singapore dẫn đầu danh sách. |
Singapore đã đạt được những tiêu chí trên. Thành phố này đã thực hiện chính sách mở cửa chào đón nhân tài trên toàn thế giới. Vào năm 2000, 8% trong số 4 triệu người sinh sống tại Sing là người nước ngoài. Năm 2012, trong số 5,3 triệu người dân thì có 14% là người nước ngoài.
Các quy định mạnh mẽ của chính phủ Singapore đã tạo ra một môi trường bền vững và có hệ thống, tạo điều kiện rất tốt cho kinh doanh. Ngân hàng thế giới đã bình chọn đây là nơi tốt nhất để làm kinh tế năm 2012- 2013.
Tuy nhiên, theo công ty này, để tiếp tục dẫn đầu trong danh sách này, Singapore cần phải cởi mở hơn trong việc tiếp nhận các ý tưởng mới, văn hóa mới và những con người mới.
Thành phố Sydney ở vị trí thứ 2. |
Về tiêu chí hòa nhập toàn cầu, thành phố Sydney đứng đầu vì có nhiều nhân tài và tiến bộ công nghệ. Sydney hấp dẫn nhiều chuyên gia từ các ngành công nghiệp khác nhau đến các nghệ sỹ và chuyên gia công nghệ thông tin.
Thành phố Melbourne |
Melbourne đứng thứ 3 với sự thu hút nhân tài tuyệt với. Một nửa dân số thành phố là nhập cư và thành phố có sự hỗ trợ nhiều tầng lớp người dân đa dạng.
Hong Kong (Trung Quốc) ở vị trí thứ 4. |
Hong Kong đứng thứ 4 nhờ công nghệ và khung pháp lý tốt. Công ty Solidiance đề cập đến cụm công nghệ Cyberport được xây dựng năm 1999 với mục đích là khu công nghiệp chủ đạo của ngành công nghệ thông tin của Hong Kong. Tuy nhiên, theo giới truyền thông nước này thì Cyberport bị coi là thất bại vì các văn phòng không đạt được công suất tối đa. Hong Kong cũng được biết đến là trung tâm tài chính nổi bật nhất châu Á nhờ có khung pháp lý tốt và ít tham nhũng. Năm 2012, thành phố này đứng thứ 14 trong Chỉ số nhận thức tham nhũng của Tổ chức minh bạch quốc tế. Nước này cũng có mức đánh thuế thấp nhất châu Á - 16,5% dành cho tập đoàn - thu hút các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại đây.
Thành phố Auckland |
Auckland đứng vị trí thứ 5 vì thu hút được nhiều người tài và có sự đa dạng hóa. Tại đây, hoạt động kinh doanh được thực hiện dễ dàng đã thu hút nhiều chuyên gia đến định cư. Về tiêu chí cơ sở hạ tầng, sự yếu kém của cơ sở hạ tầng cho giao thông công cộng là yếu tố kém hấp dẫn nhất tại nước này.
Các vị trí còn lại theo thứ tự gồm:
Thành phố Tokyo (Nhật Bản) |
Thành phố Seoul (Hàn Quốc) |
Thành phố Osaka (Nhật Bản) |
Thành phố Busan (Hàn Quốc) |
Thành phố Đài Bắc (Đài Loan) |
Tú Linh (Theo CNN)