Đề thi Lịch sử THPT quốc gia 2018 tập trung hỏi về giai đoạn trước 1975

.

Thí sinh thành phần môn Sử THPT quốc gia 2018 vừa hoàn thành xong bài thi của mình, nhiều thí sinh cho biết, đề không quá khó, câu hỏi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12; các câu hỏi tập trung hỏi về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1975. Dưới đây là mã đề thi Lịch sử 306.

Nhận xét về đề thi Lịch sử THPT quốc gia 2018, giáo viên tổ Sử Trung tâm Hocmai cho biết, năm 2018 là năm đầu tiên xuất hiện câu hỏi thuộc chương trình Lịch sử lớp 11 trong đề thi THPT quốc gia với 8 câu hỏi (chiếm 20%), trong đó có 3 câu hỏi thuộc phần Lịch sử thế giới về các chủ đề:

Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 năm 1917; Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945); Nước Nga sau cách mạng tháng 10 năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Phần lịch sử Việt Nam với khoảng 5 câu hỏi chủ yếu thuộc giai đoạn từ năm 1858 – 1918. Các câu hỏi lớp 11 chủ yếu ở mức độ Nhận biết; Thông hiểu; trong đó câu 35 mã đề 306 được xếp vào câu hỏi ở cấp độ Vận dụng, đòi hỏi sự móc nối kiến thức Lịch sử 11, 12 giữa Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới.

Năm nay, xuất hiện nhiều câu hỏi về nước Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cũng như tác động của cách mạng tháng 10 Nga với quá tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Đây được cho là điểm khá thú vị của đề thi.

Đề thi bao quát toàn bộ các chuyên đề của Lịch sử thế giới hiện đại. Đặc biệt, trong nhiều năm liên tiếp đề thi xuất hiện câu hỏi về chủ đề “toàn cầu hóa” – một vấn đề rất trọng tâm của chương trình Lịch sử thế giới 12 đồng thời cũng là một xu thế phát triển căn bản của thế giới trong giai đoạn hiện nay.

Các câu hỏi thuộc phần lịch sử Việt Nam chủ yếu khai thác về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 – 1954 nhưng không xuất hiện dạng bài mới lạ hoặc các chủ đề có tính thời sự.

Có khoảng 10% tổng số câu hỏi của đề thi thuộc dạng bài so sánh. Theo đó, để làm được bài đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức về các sự kiện đồng thời phải có sự phân tích, tổng hợp, bao quát và đánh giá vấn đề mới có thể hoàn thành tốt.

Trước đây, đề thi lịch sử thường được cho là nặng về việc kiểm tra mức độ nhớ sự kiện của thí sinh đặc biệt là khi có thông tin môn sử được tổ chức thi trắc nghiệm thì dư luận vẫn cho rằng đề trắc nghiệm chỉ kiểm tra được mức độ nhớ. Trong đề thi 2 năm gần đây, không có các câu hỏi kiểm tra về nhớ mốc thời gian, mà các câu hỏi được thiết kế để kiểm tra mức độ hiểu.

Mã đề thi Lịch sử 306:

Theo Dân trí

;
.
.
.
.
.
.