Làng An Hải, tổng An Lưu Hạ, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (nay thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) có đến hai danh nhân đã đi vào sử sách. Trớ trêu thay, một người thuộc phe chiến thắng lừng lẫy tiếng tăm; người kia thì thuộc phe chiến bại đã một thời không ai dám nhắc tới...
Quan lớn Bảo Hộ
Tượng Thoại Ngọc Hầu... |
Tình cờ, một hôm nhà nghiên cứu sử học Võ Hương An có dịp trò chuyện với hai bậc hào lão của làng An Hải là cụ Nguyễn Văn Trách và cụ Ðỗ Trọng Khai (tự Bút). Các cụ bảo, trong làng có lăng Quan lớn Bảo Hộ mà làng thờ làm hậu hiền, hằng năm cúng tế đàng hoàng vì ngài rất có công với làng. Cụ Bút lục ra trong số giấy tờ do ông nội cụ để lại có tờ trát của quan lớn Bảo Hộ gửi cho làng, văn bản viết bằng chữ Hán nên lâu nay không ai đá động tới.
Ông An nhờ người đọc. Tờ trát đề ngày hai mươi tháng tư năm Minh Mạng thứ tám (15-5-1827) của Khâm sai Thống chế Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại gửi cho xã trưởng và hào mục xã An Hải bày tỏ sự ủng hộ nguyện vọng của bảy xã hữu ngạn sông Hàn muốn đoàn kết lập chợ để chống lại sự cạnh tranh của xã Hải Châu. Bấy giờ, ngoài chức trấn thủ đồn Châu Ðốc kiêm Trấn thủ Hà Tiên, Thoại Ngọc Hầu còn lãnh nhiệm vụ bảo hộ nước Cao Miên (thuộc địa của Việt Nam dưới triều Minh Mạng), nên ông còn được gọi là Bảo Hộ Thoại.
Từ khi tài liệu vô giá này được “giải mã”, dân làng An Hải tự hào vì Quan lớn Bảo Hộ của làng mình thoắt cái đã bước lên tầm cỡ quốc gia. Còn ông An thì, qua khảo sát thực địa, cũng chứng minh rằng lăng Quan lớn Bảo Hộ (như lời các cụ làng An Hải gọi) chính là lăng của thân phụ Thoại Ngọc Hầu. Xiết đỗi vui mừng khi phát hiện ra những tài liệu chưa hề được công bố, ông An liên lạc và cung cấp chúng cho học giả Nguyễn Văn Hầu để ông này có tài liệu bổ sung cho tác phẩm khi tái bản.
Kể lại chuyện này trong bài viết “Chuyện Đà Nẵng chưa ai kể” (đặc san Quảng Nam - Đà Nẵng, xuất bản ở Hoa Kỳ, 2000), tác giả Võ Hương An gửi gắm: “Tôi muốn đứng giữa làm gạch nối Châu Ðốc và Ðà Nẵng, để hai bên, những người còn mang nặng lòng tri ân và tưởng nhớ tới Thoại Ngọc Hầu, có thể gặp gỡ nhau mở rộng tình tương thân tương ái giữa hai quê hương cùng một danh nhân”.
Sinh Nguyễn tử Trần
... và mộ Trần Quang Diệu hiện ở gần nhau trong Nhà thờ Tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu. (Ảnh: V.T.L) |
Theo lời kể của con cháu họ Trần trong làng, lúc đó, khi nghe tin dữ từ kinh đô Huế, có người đã vội vã về làng An Hải báo tin. Do vốn có cảm tình với người họ Trần nên hương lý và dân làng đều tìm cách giúp đỡ, một số người đào thoát khỏi làng, thay tên đổi họ, lánh nạn phương xa; số còn lại vì nhiều lý do không muốn rời làng đều cải sang họ Nguyễn. Nhờ đó, lệnh truy nã ban ra đã không giết được ai là người họ Trần. Vì sự sống, bất đắc dĩ phải mang họ Nguyễn, nhưng khi chết tất cả đều lấy lại họ Trần để không mất gốc, tạo nên một tập tục mà hết thảy con cháu đều phải tuân theo gọi là "Sinh Nguyễn tử Trần".
Khi Ðà Nẵng thành “nhượng địa” của Pháp, cái án treo lơ lửng trên đầu người họ Trần làng An Hải không còn nữa, một số đã phục hồi dòng tộc Trần của cha ông, số còn lại vẫn giữ tục “Sinh Nguyễn tử Trần”.
Hai trong một
Khu lăng mộ Thoại Ngọc Hầu tại An Giang. |
VĂN THÀNH LÊ