Cuộc sống số

Thủ tướng đã chỉ đạo kiểm tra lại hiệu quả

10:25, 05/04/2008 (GMT+7)

"Thủ tướng đã chỉ đạo kiểm tra lại hiệu quả các khoản vay của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đối với 750 triệu USD trái phiếu quốc tế, xem hiệu quả sử dụng thế nào?", Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Võ Hồng Phúc trao đổi bên hành lang cuộc gặp giữa Thủ tướng và các địa phương để bàn cách chống lạm phát.

Xem lại dự án đầu tư vào bất động sản

 
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Võ Hồng Phúc.
Thưa ông, có ý kiến cho rằng để kiềm chế lạm phát mà cắt giảm đầu tư thì sẽ làm nản lòng nhà đầu tư, dẫn đến hệ quả là kinh tế không thể tăng trưởng?

- Nếu có ý kiến nào nói vậy tức là hiểu sai ý Chính phủ. Chính phủ không cắt giảm đầu tư. Mà trong tình hình hiện nay, Chính phủ chủ trương phải giảm chi tiêu công.

Tiếp theo là giảm chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước: tức chi dùng cho hành chính, sự nghiệp, chi tiếp khách, đi nước ngoài... Còn đầu tư từ ngân sách nhà nước, Chính phủ giữ nguyên tổng mức đầu tư.

hà nội
Tuy nhiên, do giá cả biến động, với tổng vốn hiện nay thì không thể thực hiện được tất cả khối lượng công việc mà chỉ tiêu đã đề ra từ đầu năm nên chỉ tập trung cho các dự án hiệu quả, hoàn thiện sớm.

Chính phủ chủ trương yêu cầu các địa phương, các bộ sử dụng ngân sách cho đầu tư phải rà soát lại các hạng mục công trình, cái nào chưa cần thiết thì dừng lại, cái nào đang triển khai dở thì ưu tiên dồn vốn cho các dự án có yêu cầu cấp thiết hơn.

 Nghĩa là phải cắt giảm đầu tiên từ phía các tập đoàn, tổng công ty nhà nước?


 

Đối với đầu tư công từ doanh nghiệp nhà nước, thời gian qua dư nợ tín dụng từ chi đầu tư đã tăng quá lớn. Thường dư nợ tín dụng chi đầu tư chỉ chiếm khoảng 26 – 30% nhưng năm 2007 đã tăng ở mức 53,85%.

Quý I/2008 này, Chính phủ có nhiều biện pháp để giảm dư nợ tín dụng xuống nhưng dư nợ tín dụng vẫn tăng 10,8%. Cho nên, mục tiêu của Chính phủ đối với đầu tư công từ vốn nhà nước là phải xem xét lại, đặc biệt là đầu tư của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty 90, 91 phải rà soát lại.

Những lĩnh vực nào có hiệu quả thì đầu tư, chẳng hạn đầu tư vào điện, than, xi măng… còn đầu tư vào bất động sản thì phải rà soát lại. Hoặc một số đầu tư vào các lĩnh vực chưa thực sự cần thiết cho nền kinh tế cũng phải rà soát lại.

Bộ trưởng có cho rằng, việc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đầu tư quá lớn ngoài lĩnh vực kinh doanh chính sẽ gây ra nguy hiểm cho nền kinh tế?

- Rất nguy hiểm. Bởi họ sẽ bỏ nhiệm vụ chính. Khi đầu tư ngoài lĩnh vực chính, họ sẽ bỏ rơi, không đảm đương được nhiệm vụ trọng tâm Nhà nước giao cho, rất dễ dẫn tới tình trạng đầu tư “chéo”.

Kinh nghiệm khủng hoảng tài chính năm 1997 của một số nước trong khu vực cho thấy, việc đầu tư chéo giữa các tập đoàn rất khó kiểm soát.

Kiểm tra hiệu quả sử dụng 750 triệu USD trái phiếu quốc tế

 
Vinashin cam kết đến 2010 VN sẽ có năng lực đóng tàu ngang khu vực. Ảnh: vinashinship.com.vn
Những giải pháp mà Chính phủ đưa ra mang tính định tính nhiều hơn định lượng, vì chưa có những tiêu chí cụ thể để phân loại, rà soát xem dự án nào phải cắt, phải dừng, dự án nào phải dồn vốn mà chỉ mới nói chung chung?

- Về chi tiêu công thì đã có định lượng, phải cắt giảm 10%.

Còn về tiêu chí rà soát, với tổng khối lượng vốn đã được phê duyệt, các địa phương theo nhu cầu riêng, chủ động rà soát chứ

Chính phủ không thể áp đặt cơ chế phải cắt giảm cái này, kéo dài cái kia. Các địa phương chủ động phối hợp với các bộ, ngành để rà soát lại các dự án.

Ví dụ đối với các địa phương miền núi, đường giao thông rất quan trọng nên đầu tư cho đường giao thông. Hoặc đầu tư cho Chương trình 135 phải đảm bảo đủ vốn. Đối với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, thì thủy lợi mới là yêu cầu quan trọng, phải ưu tiền dồn vốn đầu tư cho thủy lợi.

Ông Phí Thái Bình Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội kiến nghị các bộ ngành phải có giải pháp để đẩy nhanh tốc độ các dự án đầu tư trên địa bàn Hà Nội, như các dự án kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, trong đó có dự án Bảo tàng Hà Nội với trên 2.000 tỷ đồng hiện vẫn chưa xong thủ tục.
Chính phủ muốn tạo chủ động cho các địa phương là chính, ngân sách đã phân cấp cho HĐND phân bổ.

Còn đối với công trình dự án do các bộ, ngành quản lý, Chính phủ giao Bộ KH-ĐT phối hợp với các bộ, ngành để rà soát tính cần thiết, hợp lý xem dự án nào cần giảm. Ví dụ hiện nay ta đang làm một số bảo tàng, chúng tôi cũng đang tính các bảo tàng đã cần thiết làm vào lúc này hay chưa?

Như vậy sẽ không tránh khỏi tình trạng bộ ngành, địa phương nào cũng bảo vệ quyền lợi các công trình, dự án của mình?

- Không thể có chuyện đó. Hiện vốn tín dụng đầu tư đã giao cho ngân hàng quản lý. Ngân hàng phải tính toán trên mức hiệu quả cụ thể của dự án để quyết định cấp tiền cho vay.

Chính phủ đã yêu cầu ngân hàng không được tăng tổng mức dư nợ tín dụng cho vay của nền kinh tế, nghiễm nhiên các ngân hàng phải có trách nhiệm xem xét lại hiệu quả của các dự án.

Chẳng hạn, Tập đoàn than và Khoáng sản đang có dự án đầu tư khai thác chế biến bô xít, trong tương lai bô xít cần thiết nhưng thời điểm hiện nay có thể lùi được không?

Không ai có thể chủ quan khẳng định tính hiệu quả dự án của mình được, mà phải trên cơ sở các bộ ngành đánh giá.

Ví dụ đối với ngành than, rà soát để cắt giảm các dự án nào, sẽ do Bộ Công thương chịu trách nhiệm, phối hợp với các ngân hàng rà soát. Các công trình, dự án của Bộ GT-VT thì Bộ này phải kiểm tra, rà soát.

Ngày 1/4, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính kiểm tra lại hiệu quả các khoản vay của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) đối với 750 triệu USD trái phiếu quốc tế, xem tập đoàn sử dụng như thế nào, hiệu quả hay không?

Thưa Bộ trưởng, trong gói giải pháp kiềm chế lạm phát Chính phủ đưa ra, có việc tăng thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng chưa cần thiết, trong đó có việc tăng thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc. Nhiều người cho rằng như vậy là chưa công bằng và chưa thỏa đáng, nếu vì mục tiêu là kiềm chế nhập siêu thì cũng đồng thời phải tăng thuế nhập khẩu đối với linh kiện ô tô?

- Về việc này, chúng tôi cũng đã kiến nghị, việc chỉ tăng thuế nhập khẩu đối với ô tô nguyên chiếc là không hợp lý. Nếu đã tăng thuế để hạn chế ô tô thì có 2 cách tăng: Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đồng loạt đối với người sử dụng ô tô, dùng để đầu tư lại cho cơ sở hạ tầng giao thông.

Nếu tăng thuế nhập khẩu thì cũng phải tăng đồng loạt đối với cả ô tô nguyên chiếc và linh kiện.

Theo tôi, Chính phủ sẽ sửa, bổ sung quy định này. Nhập khẩu ô tô, kể cả nguyên chiếc và linh kiện đều phải tăng thuế như nhau để đảm bảo cạnh tranh của doanh nghiệp (nhập khẩu và lắp ráp - PV). Ở đây còn có vấn đề bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng, nếu không sẽ tạo ra sự độc quyền của các doanh nghiệp lắp ráp trong nước.

 

 

.