.

Vẫn là Big Four!

.
Không thể phủ nhận, tennis nam hiện nay đang nằm trong tay 4 tay vợt tràn đầy năng lượng. Thất bại gần nhất tại Grand Slam của Roger Federer là khi anh bị loại từ vòng đầu tiên Roland Garros 2003. Trận thua cuối cùng của Rafael Nadal là trong vòng hai tại Wimbledon 2005. Novak Djokovic chỉ dừng lại trước vòng hai lần đầu tiên kể từ Australia Open 2006 và Andy Murray cũng có kết quả tương tự, kể từ thất bại ở vòng đầu tiên Australia Open 2008.

Mô tả ảnh.
Dù Federer (trái) xuống phong độ nhưng cùng với Djokovic (giữa), Nadal (phải) và Andy Murray, họ vẫn là Big Four của tennis nam thế giới.
 
Tất cả chỉ để chứng minh sự vượt trội tuyệt đối của 4 tay vợt tại các Grand Slam trong 3 năm qua; trong đó, họ chiếm cả 4 vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng ATP vào cuối năm. Sự cạnh tranh quyết liệt cùng với ưu thế tuyệt đối của bộ tứ ấy chỉ có thể thấy được ở bên phía nữ với sự so kè trong suốt 14 năm giữa Martina Navratilova và Chris Evert.

Sự sút giảm phong độ của Federer và Murray, khi bộ đôi này không có nhiều khả năng giành một giải đấu Grand Slam, dẫn đến những trông đợi về một gương mặt mới xuất hiện. Song điều đó đã không thành hiện thực; thậm chí, còn tệ hại hơn so với mùa giải trước. Năm 2010, Robin Soderling tại Roland Garros và Tomas Berdych ở Wimbledon đã có những bước đột phá để bước vào trận chung kết. Nhưng năm nay hoàn toàn không có ai!

Djokovic bắt đầu mùa giải phi thường của mình với chiến thắng Murray trong trận chung kết Australia Open. Tại Paris, Nadal giữ lại vương miện của mình bằng cách đánh bại Federer. Và ở Wimbledon, Djokovic tái đấu với Nadal ở trận cuối cùng. Phải chăng, họ không thích những vị khách không mời mà đến?

Thậm chí, Big Four cũng tỏ ra khá “ích kỷ” ngay trong các trận bán kết. Djokovic và Murray đều có mặt trong vòng bán kết ở Paris, trong khi Murray lọt vào top 4 tại Wimbledon. Đã không có một sự mất mát nào ở vòng thứ 2 cho bộ tứ này, như d’Artagnan và những người bạn của mình qua hình ảnh những chàng “ngự lâm quân” Pháp Rene Lacoste, Henri Cochet, Jean Borotra và Jacques Brugnon - những người chiếm ưu thế trong những năm 1920. Nhiều người cho rằng, việc Chính phủ Pháp tài trợ xây dựng Roland Garros để Big Four có cơ hội thể hiện kỹ năng của họ trước một lượng khán giả đông đảo hơn.

Ngày nay, các sân đấu được xây dựng và bộ tứ tấu hiện đại không hề lo ngại cho sự vắng vẻ trên các khán đài. Khoảng 23 nghìn khán giả sẽ lấp đầy sân Arthur Ashe trong giai đoạn cuối của giải US Open 2011 vào tháng 9 này. Và sẽ bất ngờ nếu “bốn chàng ngự lâm” hiện đại không có mặt trên đường vào bán kết.

Nếu có một tay vợt nào chen chân vào bộ tứ này thì đó chỉ có thể là người Argentina Juan Martin del Potro, rất mạnh mẽ và đã gây sốc cho thế giới quần vợt khi đánh bại Federer trong trận chung kết US Open năm 2009. Sau ca phẫu thuật cổ tay và trải qua 9 tháng không thi đấu nhưng del Potro đã thể hiện phần nào phong độ vốn có của mình trong vài tháng qua. Các mặt sân cứng của Bắc Mỹ sẽ mang lại cảm giác thi đấu quen thuộc như trên sân nhà cho del Potro.

Tất nhiên, vẫn còn có những tay vợt khác; trong đó, bao gồm Robin Soderling - từng có một thời gian giành vị trí thứ tư trên thế giới nhưng không thể bảo vệ thành công hay Jo-Wilfried Tsonga - đã có những trận đấu xuất sắc trên sân cỏ London Queen và Wimbledon cùng David Ferrer, người sẽ chứng minh, thất bại ở tứ kết Davis Cup tại Austin, Texas chỉ là tai nạn.

Lần cuối cùng, tennis nam thế giới bị thống trị bởi 4 tay vợt thượng đẳng trong giai đoạn 1983-1985, khi John McEnroe, Jimmy Connors, Ivan Lendl và Mats Wilander chiếm 4 vị trí hàng đầu trong 3 năm và thay nhau nắm vị trí số 1. Còn bây giờ, chẳng ai nghi ngờ với kỷ nguyên vàng của Novak, Rafa, Roger và Andy…

Bảo An
;
.
.
.
.
.