.

Đi xe đạp giảm khí thải

.

EU đặt ra mục tiêu giảm lượng khí thải mà nhiều chuyên gia nhận định rất khó đạt được: Tới năm 2050, lượng khí thải đạt mức 80-90% so với năm 1990. EU khởi đầu mục tiêu đó cũng bằng một cách không ai nghĩ tới khi giao nhiệm vụ nghiên cứu cho Liên đoàn xe đạp châu Âu đóng tại Brussels (ECF) thực hiện.

Đường phố ở Đan Mạch toàn xe đạp.
Đường phố ở Đan Mạch toàn xe đạp.

EU yêu cầu ECF phải đưa ra những con số cụ thể và thuyết phục về tuổi thọ, giảm lượng khí thải giữa việc sử dụng xe đạp và ô-tô.  ECF chứng minh sản xuất một chiếc xe đạp theo phong cách châu Âu là cần 14,6kg nhôm, 3,7kg sắt và 1,6kg cao su. Lượng calori mà người đi xe đạp tiêu thụ cũng nhiều hơn người lái xe cơ giới trung bình khoảng 175 mỗi giờ. Một người đi xe đạp chỉ thải ra 21g khí thải carbon/km, trong khi cùng quãng đường như thế người đi ô-tô sẽ thải 271g và xe buýt là 101g. Đấy là chưa nói tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như chi phí bảo trì giữa hai loại xe có cách biệt rất lớn.

Con số này cũng được loại trừ những khả năng tác động môi trường do xây dựng đường sá, bãi đậu xe phục vụ cho ô-tô. ECF cũng khuyến cáo các chính trị gia không nên tập trung vào giải pháp dung hòa là sử dụng xe điện (vừa giải quyết một phần lượng khí thải vừa không thay đổi quá nhanh thói quen của người dân) bởi vì đó là giải pháp kỹ thuật phức tạp và tốn kém bởi phải sản xuất những loại xe điện (ô-tô, xe máy...) và xây dựng hạ tầng cơ sở phù hợp. Nhiều khi các chính trị gia muốn giải pháp “hoành tráng, mang tính đột phá nhưng chưa hẳn thành công. Trong khi đó,  đi xe đạp là cách tốt nhất, gọn nhất để giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề mà chẳng cần đề ra bất cứ giải pháp kỹ thuật nào. Thực ra chuyện đi lại ở EU không cần tới ô-tô, bởi 1/3 số người tham gia giao thông chỉ đi khoảng 2km/lần, nên việc thay đổi phương tiện không quá trở ngại mà chỉ là thói quen. Đan Mạch đang là nước “kiểu mẫu” về sử dụng xe đạp là phương tiện giao thông chính. Người dân Đan Mạch trung bình đạp 965km/năm.

ECF nói rằng nếu EU đạt được mục tiêu giảm lượng khí thải vào năm 2050 bằng 80-90% của năm 1990 thì cần phải hành động đồng bộ nhưng giao thông là thứ lý tưởng nhất để làm tiên phong. Từ năm 1990 tới 2007, lượng khí thải từ xe cơ giới trên toàn cầu tăng 36%, trong khi các loại phương tiện giao thông khác chỉ giảm 15%. Thành phố Seville (Tây Ban Nha) phát triển hệ thống phát triển cho xe đạp tăng cực nhanh trong vòng ba năm qua. Đó là tín hiệu tích cực sau Đan Mạch mà ECF hy vọng sẽ tạo ra hiệu ứng domimo trong EU thời gian tới.

Anh Thư

;
.
.
.
.
.