.
Thổ Nhĩ Kỳ

Các nhà khảo cổ học nước ngoài gặp khó

.

Thổ Nhĩ Kỳ đã khởi đầu “Cuộc chiến văn hóa” với giới khảo cổ các nước châu Âu về việc ban hành luật lệ chấm dứt tình trạng khảo cứu cổ vật đối với các chuyên gia nghiên cứu và khảo cổ, từ các nước khác, trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

Quan tài bằng đá Sidamara, 5.000 năm tuổi, trong Bảo tàng khảo cổ tại Cung điện Topkapi ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Quan tài bằng đá Sidamara, 5.000 năm tuổi, trong Bảo tàng khảo cổ tại Cung điện Topkapi ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo lãnh đạo văn hóa ở Berlin, Paris và New York, Thổ Nhĩ Kỳ đã đe dọa ngăn cản các nhà khảo cổ học nước ngoài từ các địa điểm khai quật trong nước với các giấy phép cũ. Từ thời điểm này trở đi, nếu các nhà khảo cổ muốn tiếp tục công việc của mình tại đây thì họ phải xin phép trở lại, có nghĩa như phải đổi mới giấy phép đào bới, tìm kiếm cổ vật. Ngược lại, không có giấy phép mới, thì sẽ bị quy tội khai thác bất hợp pháp và từ chối trả lại phương tiện, máy móc hay dụng cụ khảo cứu. Đây cũng là dịp để ngăn chặn việc cho các nhà bảo tàng nước ngoài vay mượn các kho báu của Thổ Nhĩ Kỳ như từ trước đến nay.

Viện Khảo cổ học ở Đức - được thành lập vào năm 1829 và chịu trách nhiệm cho một số khu vực khai quật quan trọng nhất của Thổ Nhĩ Kỳ đã cho biết rằng họ đã cảm thấy cơn thịnh nộ của các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi họ bị đe dọa rút giấy phép khai quật với điều kiện: trừ khi tượng một nhân sư 3.500 năm tuổi, thuộc chủng tộc người Hittite, được Bảo tàng ở Đức trao trả lại cho Thổ Nhĩ Kỳ. Tượng nhân sư Hittite được trả về Thổ Nhĩ Kỳ vào năm ngoái với vẻ đẹp hoàn hảo, kết quả của sự tu bổ, tôn tạo chu đáo, nhưng chuyện cấp phép khai quật cho những chuyên gia khảo cổ tại đây vẫn còn là vấn đề chưa hoàn toàn được giải quyết xong.

Hermann Parzinger, Chủ tịch của Tổ chức Di sản Văn hóa Phổ tại Berlin, với cương vị giám thị của các bộ sưu tập khác ở Bảo tàng Pergamon, đã cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ “chơi một trò chơi khăm kiểu chính trị” và “đe dọa đến tương lai” của công trình khoa học và những sự hợp tác khác. “Thổ Nhĩ Kỳ đang tham gia vào một phong cách khá tích cực của chính trị”, ông nói. “Họ đang cố gắng để tống tiền chúng tôi và những người khác bằng cách đẩy các nhà khảo cổ học nước ngoài ra khỏi chiến thuật mới của họ là để cáo buộc chúng tôi không đầu tư đủ cơ sở hạ tầng của cuộc khai quật”.

Vào giữa năm 2011 khi Bảo tàng Pergamon Berlin, Đức thông báo sẽ trao trả lại Thổ Nhĩ Kỳ một bức tượng nhân sư vô giá, họ đã nhấn mạnh, việc này không phải là một tiền lệ cho các quốc gia khác cũng phải trả lại các cổ vật. Nhân sư, với cơ thể của một con sư tử và đầu của một con người, là một trong một cặp kết hợp được tìm thấy vào năm 1915 trong đống đổ nát của Hattusa, thủ đô cổ của Hittite. Việc trả cổ vật là một cử chỉ tự nguyện của tình hữu nghị giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ.

Kể từ sự trở lại của nhân sư – Parzinger, nhà thiết kế, khảo cổ học đương thời, khẳng định Đức đã làm như một cử chỉ thiện chí mặc dù không có nghĩa vụ pháp lý để làm như vậy. Cùng một trường hợp tương tự như thế, Thổ Nhĩ Kỳ đã tranh chấp với bảo tàng Louvre ở Paris nhưng họ đã từ chối việc trả cổ vật, nên cả giới khảo cổ Đức lẫn Pháp đều bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm khai quật của Thổ Nhĩ Kỳ. Cũng từ lệnh cấm này, Thổ Nhĩ Kỳ cũng bất hòa với các nhà sưu tập Norbert Schimmel tại Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan ở New York cũng như với Bảo tàng Anh ở London.

Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị khai trương bảo tàng văn hóa vào năm 2023 – nhân kỷ niệm một trăm năm thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ - Bảo tàng mang tên “Nền Văn Minh ở Ankara” và cốt để giới thiệu nhiều kho tàng văn hóa của Thổ Nhĩ Kỳ.

Và trước nhu cầu thu hồi lần lượt những cổ vật đang ở nước ngoài cùng với sự bảo vệ những cổ vật còn tồn tại sâu dưới lòng đất, các  nhà khảo cổ làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng có một mâu thuẫn sâu sắc giữa nỗ lực nhiệt tình của chính phủ đối với việc bảo quản cổ vật và sự bất bình của thế giới khảo cổ học.

HOÀNG ĐẶNG
 

 

;
.
.
.
.
.