Đà Nẵng cuối tuần

THẾ GIỚI QUA ẢNH

Năm 2015 đột phá về y học

08:20, 03/01/2016 (GMT+7)

Năm 2015 có nhiều phát minh y học được đánh giá là mang tính đột phá mạnh: chỉnh sửa gene, liệu pháp miễn dịch, thuốc làm giảm tốc độ căn bệnh Alzheimer…

Thuốc giảm tốc độ phát triển căn bệnh Alzheimer. Dữ liệu từ Công ty dược phẩm Mỹ Eli Lilly cho biết, loại thuốc mới Solanezumab có thể làm giảm tốc độ phát triển căn bệnh Alzheimer xuống còn 1/3. Loại thuốc này giúp cho tế bào não sống lâu hơn. Dự kiến, trong năm 2016 sẽ thử nghiệm loại thuốc này một cách đầy đủ hơn.
Thuốc giảm tốc độ phát triển căn bệnh Alzheimer. Dữ liệu từ Công ty dược phẩm Mỹ Eli Lilly cho biết, loại thuốc mới Solanezumab có thể làm giảm tốc độ phát triển căn bệnh Alzheimer xuống còn 1/3. Loại thuốc này giúp cho tế bào não sống lâu hơn. Dự kiến, trong năm 2016 sẽ thử nghiệm loại thuốc này một cách đầy đủ hơn.
Chỉnh sửa gene. Một liệu pháp chữa trị căn bệnh bạch cầu mới đã được áp dụng với cô bé Layla Richards (Anh), khi căn bệnh tưởng đã vô phương cứu chữa. Phép lạ đã tới với bé, khi chỉ một lọ nhỏ các tế bào biến đổi gen đã tiêu diệt được tế bào ung thư.
Chỉnh sửa gene. Một liệu pháp chữa trị căn bệnh bạch cầu mới đã được áp dụng với cô bé Layla Richards (Anh), khi căn bệnh tưởng đã vô phương cứu chữa. Phép lạ đã tới với bé, khi chỉ một lọ nhỏ các tế bào biến đổi gen đã tiêu diệt được tế bào ung thư.
Sinh con từ mô buồng trứng đông lạnh. Người phụ nữ Bỉ 27 tuổi (không tiết lộ danh tính) đã sinh con trai khỏe mạnh từ mô buồng trứng của chính mình đã được đông lạnh từ lúc 13 tuổi. Nhiều năm trước, cô buộc phải phẫu thuật do thiếu hồng cầu hình liềm (có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này), phải cắt bỏ một buồng trứng (buồng trứng còn lại không phát triển) và đã đông lạnh các tế bào buồng trứng bị cắt bỏ. Bác sĩ Isabelle Demeestere (ảnh) dẫn đầu nhóm cấy ghép mô buồng trứng cho rằng phương pháp này sẽ giúp nhiều bệnh nhân trẻ khác.
Sinh con từ mô buồng trứng đông lạnh. Người phụ nữ Bỉ 27 tuổi (không tiết lộ danh tính) đã sinh con trai khỏe mạnh từ mô buồng trứng của chính mình đã được đông lạnh từ lúc 13 tuổi. Nhiều năm trước, cô buộc phải phẫu thuật do thiếu hồng cầu hình liềm (có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này), phải cắt bỏ một buồng trứng (buồng trứng còn lại không phát triển) và đã đông lạnh các tế bào buồng trứng bị cắt bỏ. Bác sĩ Isabelle Demeestere (ảnh) dẫn đầu nhóm cấy ghép mô buồng trứng cho rằng phương pháp này sẽ giúp nhiều bệnh nhân trẻ khác.
Kháng sinh mới. Rất nhiều bác sĩ danh tiếng thế giới lo ngại “ngày tận thế kháng sinh” bởi vì tình trạng kháng kháng sinh đang ngày càng gia tăng, khiến cho việc điều trị các loại nhiễm trùng ngày càng khó khăn. Nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Northeastern ở Boston (Mỹ) đang thực hiện phương pháp mới có vi khuẩn phát triển tạo ra 25 loại kháng sinh mới mà một trong số đó được cho là “rất hứa hẹn”.
Kháng sinh mới. Rất nhiều bác sĩ danh tiếng thế giới lo ngại “ngày tận thế kháng sinh” bởi vì tình trạng kháng kháng sinh đang ngày càng gia tăng, khiến cho việc điều trị các loại nhiễm trùng ngày càng khó khăn. Nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Northeastern ở Boston (Mỹ) đang thực hiện phương pháp mới có vi khuẩn phát triển tạo ra 25 loại kháng sinh mới mà một trong số đó được cho là “rất hứa hẹn”.

 ANH THƯ (Theo BBC)

.