Đà Nẵng cuối tuần

Tác phẩm "Chấm dứt bạo lực súng đạn" trên bầu trời Mỹ

16:15, 24/06/2016 (GMT+7)

Một tác phẩm nghệ thuật của CJ Hendry, họa sĩ người Úc, được tạo dáng từ chiếc áo thun nhàu nát thành hình dạng của một khẩu súng và vết máu ở trước mũi súng. Ẩn đằng sau là biểu ngữ với dòng chữ “END GUN VIOLENCE” (Chấm dứt bạo lực súng đạn), đã xuất hiện trên bầu trời Orlando, Chicago và New York vào thứ bảy tuần qua sau thảm sát ở Orlando. Báo giới đánh giá xem đây như tuyên ngôn của cuộc biểu tình chống bạo lực súng đạn ở Mỹ.

 Tác phẩm nghệ thuật CJ Hendry trên bầu trời New York.
 Tác phẩm nghệ thuật CJ Hendry trên bầu trời New York.

Tác phẩm ám chỉ đến một vụ giết người hàng loạt ở Orlando, Florida vào tuần trước, giết chết 50 người và làm bị thương 53, trở thành vụ nổ súng tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. CJ Hendry nói với The Guardian: “Qua sự tàn phá của những sự kiện gần đây, tôi muốn sáng tạo ra một cái gì đó để gây cảm hứng cho khả năng thay đổi. Đóng góp một vài “tiếng nói” rất nhỏ để mong nạn bạo lực súng đạn tại Hoa Kỳ chấm dứt. Ở Úc, trong năm 1996 chúng tôi đã trải qua một thảm sát kinh hoàng, vụ thảm sát Port Arthur, nơi có 35 người thiệt mạng. John Howard, Thủ tướng của chúng tôi vào thời điểm đó đã đấu tranh cải cách việc hạn chế sử dụng súng. Nước Úc chúng tôi, trong 20 năm qua, chưa từng xảy ra vụ thảm sát tương tự”.

 Mười hai ngày sau vụ nổ súng ở Port Arthur, các biện pháp kiểm soát súng chặt chẽ đã được thực hiện, bao gồm việc cấm bán súng của tư nhân,  kiểm tra và yêu cầu các chủ sở hữu đăng ký vũ khí của họ đang sử dụng và khai báo một “lý do chính hãng” khi mua súng. Kể từ khi luật được thông qua, chính phủ cũng đã mua lại khoảng một triệu vũ khí bán tự động.

Các vụ chết vì súng ở Úc và các vụ tự sát hay giết người đã giảm sau khi các biện pháp phòng ngừa và luật lệ ban hành. Năm ngoái, trong một bài phát biểu, Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama chọn nước Úc như là một gương mẫu cho Mỹ để làm theo.

CJ Hendry, 26 tuổi, sinh ra ở Durban, Nam Phi, hiện sống tại Brisbane, Úc. Xuất thân là sinh viên thương mại, học kiến trúc nhưng yêu nghệ thuật. Chủ đề tác phẩm của cô là các mặt hàng thời trang như giày, túi xách, mũ... được vẽ trên giấy khổ lớn. Nên một bản vẽ thường kết thúc sau một thời gian khá dài, một vài tuần, thậm chí cả vài tháng. CJ Hendry luôn kiên nhẫn và  chú ý đến từng chi tiết bản vẽ.

CJ Hendry
CJ Hendry

Trả lời phỏng vấn báo giới, CJ Hendry cho biết “Đã có rất nhiều nguồn cảm hứng lạ thường giúp phát triển thẩm mỹ của tôi và hầu hết nghiêng nhiều hơn về phía kiến ​​trúc và quảng cáo. Sau khi tôi ghi danh học môn kiến trúc và đắm mình trong một thế giới của đường nét và lịch sử kiến trúc. Đó là một công việc hoàn toàn quyến rũ và tôi đã dành hàng giờ mổ xẻ để có thể thực hiện các bức tranh đen trắng khổ lớn. Tất cả các bản thảo của tôi được vẽ tay với một cây bút và thước kẻ. Trong những giây phút bốc đồng, tôi tin rằng một kiến ​​trúc sư có thể thành công bằng cách làm tất cả mọi thứ bằng tay tuy nhiên ý tưởng này đã bị dập tắt nhanh chóng sau một vài cuộc trò chuyện với một số các giảng viên... Cũng như kiến ​​trúc, thế giới quảng cáo luôn luôn cuốn hút tôi. Thế giới nghệ thuật và quảng cáo không khác nhau nhiều. 

Hendry sử dụng niềm đam mê của mình cho việc thiết kế để tạo ra các tác phẩm của mình. Khi được hỏi về tác phẩm lần này, CJ Hendry nói thêm rằng cô đã sử dụng “áo thun” để thiết kế hình ảnh nạn nhân của súng đạn cùng biểu ngữ với kích thước rất lớn để phản ánh sự hung bạo của nạn “bạo lực súng đạn” ở Mỹ - vì “không có vấn đề chủng tộc, giới tính hay văn hóa, ở đây, tất cả chúng ta đều mặc áo thun”.

HOÀNG ĐẶNG

.