Nghệ thuật từ nền văn minh đã mất

.

Các nhà khảo cổ học người Anh đã phát hiện tranh vẽ từ nền văn hóa Taino vào thế kỷ 14 - một nền văn minh đã biến mất - được tìm thấy trong 30 hang động tại Mona, hòn đảo hoang ở Caribé. Đây là nơi tập trung nghệ thuật Tainos lớn nhất thế giới, nằm trên một hòn đảo nhỏ xa xôi, hẻo lánh gọi là Mona, nằm giữa Puerto Rico và Cộng hòa Dominican.

Nhà khảo cổ Bảo tàng Anh, Tiến sĩ Jago Cooper.
Nhà khảo cổ Bảo tàng Anh, Tiến sĩ Jago Cooper.

Hàng ngàn bản vẽ và bức tranh Taino chưa từng được biết đến đã được tìm thấy. Sau khi tiến hành  kiểm tra khoa học, hầu hết các bản vẽ và tranh vẽ có lẽ xuất hiện từ thế kỷ 14 và 15. Tranh vẽ miêu tả các loại động vật và khuôn mặt của con người, pha trộn lẫn với các mẫu trang trí hình học trừu tượng.
Các nhà khảo cổ học đến từ các trường đại học của Leicester và Cambridge, Bảo tàng Anh và Trung tâm Nghiên cứu Cao cấp ở Puerto Rico, cũng đang khám phá các kỹ thuật được sử dụng để tạo tác phẩm nghệ thuật.

Phần lớn các tác phẩm nghệ thuật được thực hiện đơn giản bởi các nghệ sĩ kéo các ngón tay của họ qua bề mặt mềm của các bức tường hang động. Bề mặt này hình thành từ các chất thải của dơi trong nhiều thập kỷ qua cùng các khoáng vật màu vàng, nâu và đỏ tự nhiên trên các tầng vách hang động. Đôi khi nhựa thực vật tạo ra để giúp phân chim dính vào các bức tường của các hang động. Các hình ảnh khác được tạo ra bằng cách sử dụng chì than. Kỹ thuật này đơn giản nhưng hiệu quả, chuyên gia cho rằng các bản vẽ này đã tồn tại được hơn 500 năm.

Các họa tiết của người bản xứ trên vách đá hang động.
Các họa tiết của người bản xứ trên vách đá hang động.

Các hang động hoàn toàn là trung tâm tôn giáo và xã hội Taino. Theo thần thoại Taino, hang động là nơi mà những con người đầu tiên xuất phát, nơi mà mặt trời và mặt trăng được sinh ra. Ngoài ra, các hang động thường được sử dụng làm nơi chôn cất con người - và được xem như những địa điểm có thể giao tiếp với thần linh.

Khuôn mặt cười trên bức tường hang động.
Khuôn mặt cười trên bức tường hang động.

Không chỉ hòn đảo Mona tập trung duy nhất của nghệ thuật Taino, mà còn có một trong những hang động lớn nhất và tập trung nhất trong vùng Caribé. Hang động nghệ thuật Manga chẳng hạn - nơi đây không chỉ tập trung nghệ thuật Taino lớn nhất trên thế giới. Nó cũng có thể tiết lộ nhiều về vai trò của hòn đảo trong thời kỳ tiền Columbus. Taino là nền văn hóa Thế giới mới đầu tiên mà Columbus tương tác. Bởi vì ông nghĩ ông đang ở châu Á - và gọi người dân địa phương là “người da đỏ”.

Hồ nước trong ở đảo Mona, Caribé.
Hồ nước trong ở đảo Mona, Caribé.

Trước khi có cuộc chinh phục của Tây Ban Nha (sau khi Columbus đến vào năm 1492), hầu hết các tổ chức chính trị và xã hội Taino đã sụp đổ. Do bệnh tật, nô lệ, chiến tranh và nạn đói, dân số Taino giảm 80-90%. Những người đàn ông Taino bị bắt làm nô lệ và buộc phải làm việc trong các khu mỏ và đồn điền. Phụ nữ Taino bị những người đàn ông Tây Ban Nha mang theo như những người vợ hoặc người hầu - hoặc bị bắt làm nô lệ và thường bị hãm hiếp.

 Taino bị bỏ rơi và lãng quên trong nửa thiên niên kỷ. Nhưng bây giờ ở Puerto Rico, Cuba và Cộng hòa Dominican, hậu duệ của Taino (chủ yếu là người có tổ tiên Taino, Tây Ban Nha và Châu Phi) tuyên bố họ đã mất di sản Taino và đang tìm cách kết nối lại và tìm hiểu về cội rễ bản địa. Một số khía cạnh của văn hóa Taino đã tồn tại ở một số khu vực - bao gồm truyền thống ẩm thực, nông nghiệp và tôn giáo.

 

Tranh vẽ trên vách đá hang động.
Tranh vẽ trên vách đá hang động.

TS Alice Samson thuộc Đại học Leicester, đồng giám đốc dự án khảo cổ học về Mona, nói rằng “Phân tích khoa học xuất xứ nghệ thuật chuyên về đá ở Caribé bằng cách khám phá từ sâu dưới lòng đất”. Nhà khảo cổ Bảo tàng Anh, TS Jago Cooper - phụ trách châu Mỹ tại Bảo tàng Anh, chuyên sâu  khảo cổ học của Nam Mỹ và Caribé, đặc biệt là những ảnh hưởng lịch sử của biến đổi khí hậu đối với các cộng đồng trên đảo, tin rằng “Đối với hàng triệu người dân bản địa sống ở Caribé trước khi châu Âu đến, các hang động là tiêu biểu cánh cổng vào một lĩnh vực tâm linh, hệ thống niềm tin và các nền tảng xây dựng bản sắc văn hóa của họ”.

HOÀNG ĐẶNG
(Theo Independent)

;
.
.
.
.
.