Đón Xuân Canh Tý, bonsai cam quật tạo hình dáng chuột

.

Năm Canh Tý 2020 và Tết Nguyên đán chỉ còn hơn 10 ngày nữa, nông dân ở Việt Nam đã nghĩ ra một cách độc đáo để báo trước năm Tý tính theo lịch âm. Qua đó họ tạo hình những cây bonsai có hình dạng giống như chuột, chủ yếu từ cây cam quật, một loại trái cây ra trái có vị chua, trồng để làm cảnh được làm theo đơn đặt hàng với số lượng không nhiều.

Bonsai cây cam quật tạo hình dáng chuột tại Bến Tre.
Bonsai cây cam quật tạo hình dáng chuột tại Bến Tre.

Cây cam quật mất khoảng một năm để phát triển và cần có bàn tay tỉ mỉ để định hình, tạo dáng chúng. Quả cam quật có màu cam đậm và là một loại cây cảnh phổ biến ở Việt Nam cũng như một phần của châu Á trong dịp Tết, vì loại quả của nó tượng trưng cho khả năng sinh sản, phong phú và may mắn. Người ta tin rằng, càng nhiều trái trên cây, gia đình bạn sẽ càng may mắn trong năm mới.

Ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán, được gọi là Tết ở Việt Nam, rơi vào ngày 25-1-2020 và đánh dấu sự khởi đầu của năm Tý trong cung hoàng đạo Trung Quốc. Nhiều người tổ chức lễ hội chuẩn bị bằng cách dọn dẹp và trang trí nhà cửa để đón xuân.

Cam quật được kết nối tạo hình đầu chuột.
Cam quật được kết nối tạo hình đầu chuột.

Các nhà vườn trồng cây cảnh ở tỉnh Bến Tre sản xuất khoảng 300.000 sản phẩm khác nhau hằng năm, một phần ba trong số đó là cây có hình động vật. Ở miền Bắc, nhiều nhà vườn ở Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội đã đưa tượng chuột vàng chen chung với cây bonsai cam quật.

Người ta tin rằng, bonsai - cây kiểng trồng trong khay đầu tiên đã được làm quà lưu niệm tôn giáo, đưa từ Trung Quốc đến Nhật Bản ít nhất 1.200 năm trước. Tất cả những “nghệ thuật bonsai nhỏ bé” của Trung Quốc đã mê hoặc người Nhật và đến thời kỳ Phật giáo Chân Trung (Phật giáo Dyhana thiền định của Ấn Độ giao thoa với Đạo giáo bản địa Trung Quốc) cũng được nhập khẩu và trở thành Thiền tông tại Nhật Bản.

Tượng chuột vàng tăng giá trị bonsai cho vườn ở Tứ Liên.
Tượng chuột vàng tăng giá trị bonsai cho vườn ở Tứ Liên.

Một câu chuyện dân gian từ cuối những năm 1300 về một samurai nghèo khổ đã hy sinh ba cây kiểng trong chậu cuối cùng của mình để mang lại sự ấm áp cho một nhà sư đang du hành vào một đêm mùa đông lạnh lẽo đã trở thành một vở kịch nổi tiếng và những hình ảnh từ câu chuyện này được mô tả trong một số hình thức truyền thông, bao gồm cả bản in khắc gỗ, qua nhiều thế kỷ.

Trong nhiều thế kỷ, các phong cách nghệ thuật khác nhau được phát triển trên khắp đất nước Trung Quốc rộng lớn với nhiều cảnh quan đa dạng; đồ đất nung và đồ gốm thay thế đồ sứ được trưng bày trên giá đỡ bằng gỗ và các nỗ lực được thực hiện để định hình cây bằng khung tre hoặc dây đồng hoặc dải chì. Nhiều nhà thơ và nhà văn mô tả về phong cảnh thu nhỏ của cây hoặc núi của cây bonsai trong chiếc khay hay chậu nhỏ bé như một biểu tượng của lối sống người đàn ông tu luyện.

Bonsai bày bán ở chợ Nhật Bản.
Bonsai bày bán ở chợ Nhật Bản.

Bonsai - Cây cảnh lan sang phương Tây vào cuối thế kỷ 19, chủ yếu xuất phát từ chủ các vườn ươm cây cảnh cổ kính ở Nhật Bản đang định cư tại châu Âu hoặc do những người châu Âu đam mê du lịch từ Nhật Bản trở về.

Hầu hết các cuốn sách trước đây xuất bản ở châu Âu phần lớn nghiêng về kiến thức và kỹ thuật làm vườn cơ bản để giữ cho cây sống. Khoa học phương Tây đã và đang nâng cao nhận thức về nhu cầu và quy trình của cây sống cũng như các loại cây được xem là tác phẩm bonsai. Đồng thời, các tài liệu được xuất bản đã chuyển sang giải thích tính thẩm mỹ liên quan đến kiểu dáng và tạo hình. Các bộ sưu tập lớn bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều trên khắp thế giới, bao gồm Scotland, Hungary, Úc, Hàn Quốc và nhiều chương trình, triển lãm, hội nghị về bonsai đã trở thành sự kiện thường niên cho công chúng, nhất là dành cho những người đam mê cây kiểng.

HOÀNG ĐẶNG (theo CNN)

;
;
.
.
.
.
.