Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Tim mạch châu Âu, uống trà có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Uống trà ít nhất ba lần một tuần giúp sống thọ và khỏe mạnh hơn. Theo tiến sĩ Xinyan Wang, Viện Hàn lâm Khoa học y học Trung Quốc, Bắc Kinh, “Trà xanh có tác dụng tốt cho sức khỏe, nhất là đối với những người uống trà lâu năm sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong”.
Trà sen ở Việt Nam. |
Sau thời gian theo dõi khoảng 7 năm với hơn 100.000 người không có tiền sử đau tim, đột quỵ hoặc ung thư, những người tham gia được phân thành hai nhóm: những người uống trà theo thói quen (ba lần trở lên trong một tuần) và những người không uống trà bao giờ hoặc không có thói quen (ít hơn 3 lần một tuần), kết quả cho thấy, tiêu thụ trà theo thói quen liên quan đến những năm sống khỏe mạnh hơn và tuổi thọ dài hơn. Ví dụ, các phân tích ước tính rằng, những người 50 tuổi uống trà theo thói quen sẽ không mắc bệnh tim mạch vành và đột quỵ, sống lâu hơn một năm so với những người không bao giờ hoặc hiếm khi uống trà.
Khách du lịch đến thăm vườn trà ở làng Wujiatai, huyện Xuan’en, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. |
So với những người không bao giờ uống trà hoặc không có thói quen uống thì người uống trà thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ thấp hơn 39%, nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ thấp hơn 56% và giảm 29% nguy cơ tử vong.
Trà đạo ở Kyoto Nhật Bản. |
Tiến sĩ Dongfeng Gu, Viện Hàn lâm Khoa học y học Trung Quốc cho biết: “Tác dụng bảo vệ của trà được thể hiện rõ nhất trong nhóm uống trà theo thói quen nhất quán. Các nghiên cứu cho thấy, các hợp chất hoạt tính sinh học chính trong trà, cụ thể là polyphenol - vi chất có trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật chứa chất chống oxy hóa và lợi ích sức khỏe tiềm năng. Người ta nghĩ rằng, polyphenol có thể cải thiện hoặc giúp điều trị các vấn đề về tiêu hóa, kiểm soát cân nặng, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và các bệnh tim mạch. Vì vậy, uống trà thường xuyên trong một thời gian dài có thể có tác dụng cần thiết bảo vệ tim mạch”.
Trà hoa Bồ công anh. |
Tiến sĩ Dongfeng Gu cho hay: “Trong số người tham gia nghiên cứu của chúng tôi, 49% người uống trà xanh thường xuyên nhất, trong khi chỉ có 8% thích trà đen. Và những phát hiện của chúng tôi cho thấy hiệu ứng khác biệt giữa các loại: trà xanh và trà đen”. Đầu tiên, trà xanh là nguồn polyphenol phong phú giúp chống lại bệnh tim mạch và các yếu tố nguy cơ bao gồm huyết áp cao và rối loạn lipid máu. Trà đen được lên men hoàn toàn và trong quá trình này, polyphenol bị oxy hóa thành sắc tố và có thể mất tác dụng chống oxy hóa. Thứ hai, trà đen thường được phục vụ với sữa, mà một số nghiên cứu trước đây đã cho biết, sữa có thể chống lại tác dụng tốt cho sức khỏe và chức năng tuần hoàn mạch máu.
Trà hoa nhài ở Việt Nam. |
Các phân tích cụ thể về giới cho thấy hiệu quả bảo vệ của việc tiêu thụ trà theo thói quen là rõ rệt và mạnh mẽ với các kết quả khác nhau đối với nam giới, nhưng tác dụng lại rất khiêm tốn đối với phụ nữ. Tiến sĩ Wang nói: “Một lý do có thể là 48% nam giới là người tiêu dùng trà thường xuyên so với 20% phụ nữ. Thứ hai, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh tử vong do bệnh tim và đột quỵ thấp hơn so với nam giới”. Các nhà nghiên cứu về ảnh hưởng trà xanh đối với cơ thể con người kết luận rằng, các thử nghiệm được bảo đảm để xác nhận các phát hiện và cung cấp bằng chứng cụ thể hơn về chế độ ăn uống và lối sống.
Trà đạo ở Nhật Bản xuất xứ từ Kyoto và hiện nay địa danh này vẫn là trung tâm thế giới trà đạo Nhật Bản. Trà đã được người Nhật sử dụng trong hơn 1.000 năm, nhưng chỉ vào khoảng thế kỷ 16, nó được trình diễn theo nghi thức cao mà ngày nay gọi là trà đạo.
Cũng như Trà đạo ở Nhật Bản, người Việt Nam xem việc uống trà như một nghệ thuật truyền thống. Trà xanh nguyên chất tượng trưng cho sự tinh khiết, hòa nhã rất phổ biến nhưng trà chế biến từ thực vật như hoa nhài, hoa sen cũng được nhiều người ưa chuộng. Chế trà là công việc hết sức công phu từ việc chọn lá trà, phơi sấy lá, nguồn nước và ly tách hay bình trà. Có những giai thoại thú vị rằng, trước đây, vào thời nhà Nguyễn, khi chế trà cho vua quan, người chế trà phải chọn nguồn nước bằng những hạt sương đọng trên lá sen ở hồ Tịnh Tâm, Huế. Có lẽ vì vậy, ngày nay, muốn giới thiệu về sự đặc sắc riêng biệt, một số quán trà lấy tên “Trà Cung đình”.
HOÀNG ĐẶNG (Theo Healthline)