Gia đình Nhật Bản thay đổi

.

Virus Corona hóa ra lại hay với phụ nữ Nhật Bản khi những người chồng bắt đầu có ý thức chia sẻ công việc gia đình nhiều hơn trước.

Gia đình Hiromasa Tsuzaki cùng nhau ở nhà trong giai đoạn Covid-19. Ảnh: New York Times
Gia đình Hiromasa Tsuzaki cùng nhau ở nhà trong giai đoạn Covid-19. Ảnh: New York Times

Nhật Bản không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới nơi phụ nữ gánh vác phần lớn công việc gia đình, nhưng không ở đâu phụ nữ phải làm việc nhà quần quật như tại xứ sở mặt trời mọc. Khi Thủ tướng Shinzo Abe ra lệnh phong tỏa toàn quốc vì Covid-19, áp lực cho người vợ, người mẹ trong gia đình càng nặng nề hơn. Phụ nữ thêm công việc chăm sóc con cái, giúp đỡ chúng làm bài tập về nhà trong lúc trường học tạm nghỉ.

Kết quả nghiên cứu của Công ty phân tích thị trường Macromill hồi năm ngoái cho thấy, đàn ông Nhật Bản làm việc nhà ít giờ nhất thế giới. Một nửa số gia đình có cả vợ lẫn chồng đều đi làm việc kiếm tiền thì người chồng chỉ làm 20% công việc gia đình. Thủ tướng Abe từng muốn xây dựng nền tảng giúp nâng cao vai trò phụ nữ tại nơi làm việc nhưng họ vẫn bị mắc kẹt ở gia đình. Dữ liệu chính phủ cho thấy, có khoảng một nửa phụ nữ phải làm việc bán thời gian hoặc hợp đồng không có bất cứ lợi ích nào. Con số này ở nam giới chỉ là 1/5. Điều này củng cố ý thức của một số đàn ông rằng, công việc được trả lương của họ khi phải làm việc từ sáng cho tới tối mịt đáng ưu tiên hơn công việc của vợ mình nên phụ nữ phải quán xuyến thêm công việc gia đình. Ông Yuiko Fujita, Giáo sư xã hội học tại Đại học Meiji nhận định, điều đó đã trở thành nét sinh hoạt quen thuộc ở Nhật Bản khi phụ nữ phải làm việc nhà quá nhiều.

Susumu Kataoka là một nhà tư vấn tiếp thị đành phải ở nhà trong thời gian bị phong tỏa. Hằng ngày, anh làm công việc tắm cho hai đứa con chưa tới tuổi đi học, rửa chén bát và coi bọn nhỏ đánh răng. Cô vợ Aki làm y tá tại bệnh viện đã cho anh thấy bảng danh sách việc nhà lên tới con số 210 thứ. “Tôi muốn chồng mình hiểu tôi đã phải làm việc nhiều như thế nào?”, Aki nói.

Anh chàng Kataoka sớm nhận ra sự vất vả của vợ mình, nhất là khi vợ anh liệt kê đầy đủ công việc nhà cần phải làm nếu như cô bị cách ly vì lây lan virus. Anh đưa lên mạng xã hội danh sách công việc của vợ kèm theo lời bình luận nếu không biết chia sẻ, chúng tôi sẽ ngày càng xa nhau và nguy cơ ly dị thời kỳ hậu Covid-19. Cụm từ này trở thành từ được nhắc tới nhiều nhất ở Nhật Bản vào lúc này và lời bình luận của Kataoka đã được chia sẻ tới 21.000 lần. Kể từ khi thông cảm với sự nhọc nhằn của vợ ngay tại căn nhà, Kataoka đã từ bỏ thói quen ngồi chơi sau bữa ăn tối để đi dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo.

Lời cảnh tỉnh của Kataoka trong đại dịch có thể làm thay đổi cuộc sống gia đình ở Nhật Bản bởi vì đàn ông bắt đầu biết chia sẻ công việc với vợ nhiều hơn. Giờ đây, lệnh phong tỏa đã được dỡ bỏ gần hết, nghĩa là mọi người dần trở lại công việc, nhưng không có nghĩa đàn ông cảm nhận đó là sự “giải thoát”. Hiromasa Tsuzaki (39 tuổi), nhà quản lý tại công ty quảng cáo tuyển dụng ở Tokyo không được phép làm việc ở nhà sau đại dịch nên anh không thể về nhà lúc 9 giờ 30 tối. Vợ anh cũng làm cùng ngành nhưng được phép làm việc tại nhà nên đã phải quần quật với đứa con trai 5 tuổi. Bà Yuriko vừa họp trực tuyến qua Zoom vừa làm đồ ăn tối cho con trai. Ông Tsuzaki nói rằng, muốn được tạo cơ chế làm việc tại nhà để có thể chia sẻ bớt công việc gia đình với vợ.

Làm việc ở nhà vốn rất hiếm tại Nhật Bản nhưng dần được chấp nhận kể từ khi có dịch bệnh. Áp lực công việc gia đình cần được chia sẻ để giải phóng bớt sức lao động cho phụ nữ càng thúc bách xu hướng làm việc ở nhà. Yoshiaki Terajima, 36 tuổi, đã phải “cháy hết mình” khi làm việc trực tuyến tại nhà trong vòng một tháng qua. Anh vừa chỉ đạo cuộc họp trực tuyến vừa giúp vợ chăm sóc ba đứa con từ 9 tuổi trở xuống.

Trước đó, vợ anh, chị Erica - chuyên gia tư vấn về truyền thông cho biết, thông thường phải làm việc kiếm tiền vừa phải làm tới 90% công việc chăm sóc con cái do chồng quá bận rộn. Yoshiaki Terajima vốn thường xuyên rời nhà lúc 8 giờ sáng và về nhà sau 8 giờ tối nên không biết sự nhọc nhằn của vợ. Kể từ khi vừa làm ở nhà vừa nhìn vợ chăm sóc gia đình, anh muốn được chia sẻ với vợ nhiều hơn để gia đình hạnh phúc. Lully Miura, một nhà khoa học đang điều hành Viện Nghiên cứ Yamaneko ở thủ đô Tokyo, nhận ra tín hiệu vui là bạn bè bà thường đưa Facebook những món ăn do chính tay các ông chồng làm để khoe nhau. Đấy là điều tích cực và mong được mọi người đàn ông hưởng ứng.

ANH THƯ (theo New York Times)

;
;
.
.
Liên kết hữu ích
.
.
.