Sau một chuyến đi

.

- Cô định ngồi đây cả đêm sao? Tôi đã nói là anh ấy ra ngoài từ chiều, hôm nay cuối tuần cô biết mà, cô cũng còn trẻ chẳng lẽ không hiểu?

Minh họa: HOÀNG ĐẶNG
Minh họa: HOÀNG ĐẶNG

Thy hiểu, rất hiểu là đằng khác, đâu riêng gì cuối tuần mà bất cứ tối nào rảnh Thy cũng lượn lờ ra phố. Cứ đi thôi, đi bằng xe đạp nên chẳng sợ tốn xăng. Thời gian đầu, Thy hay sà vào những hàng quán mình thích, cân nặng cũng từ đó tăng lên. Một lần Khang về thành phố nhìn Thy kinh ngạc: “Thành phố này phải chăng đang bé lại?”. Thy bật cười: “Không phải, vì em béo lên!”. Cười thế nhưng ngay sau đó Thy âm thầm giảm cân, trước khi ngủ là ba mươi phút nhào lộn vật vã, trước khi ra khỏi giường là bốn lăm phút uốn éo. Những vòng xe buổi tối không đứt đoạn sà nơi này ghé nơi nọ nữa, âm thầm thế và Thy lấy lại cân nặng lúc trước, nhưng đợi mãi không thấy Khang về.

Anh nói thành phố biển vừa trở mình, nhìn đâu cũng thấy công trình, nhìn đâu cũng thấy xây dựng, điều đó có nghĩa giấc ngủ của anh cũng không được tròn, đừng nói gì dứt ra một hai ngày chạy về thành phố. Thy ừ, vậy thì tiếp tục cố gắng, anh ừ, định nói gì lại thôi, Thy đoán anh muốn nói Thy giảm cân đi, nhưng sợ Thy tự ái, anh biết tính Thy mà.

Thy nghĩ, nếu Khang nói Thy giảm cân, chắc Thy sẽ tự ái lắm, sẽ cảm thấy bị xúc phạm, bị abc đủ thứ. Tính Thy hơi ngông nhưng tỉnh táo. Khang nói Thy khó hiểu nhưng sau ba năm quen nhau, anh cũng hiểu phần nào. Một cô gái không son phấn, nước hoa, không trang sức phụ kiện, tóc cứ ngang lưng là cắt. Quần áo theo mùa nhưng tuyệt đối không hở không trễ, phải dài ngang hông, quần váy gì cũng có nhưng ít nhất phải che đầu gối. Là Khang thống kê thế, Thy bật cười nghĩ mình giống một cái menu in hai màu đen trắng.

Bao lâu nhỉ, hai năm, có khi hơn Thy không gặp Khang. Hồi Tết, Khang nói không về được vì công trình đang giai đoạn nước rút. Thy ừ, ung dung xách túi đi du lịch. Thế mà Khang lại về, chưng hửng trước thành phố “không có ai”. Thy cũng không thể bỏ dở chuyến đi, lại động viên Khang cố gắng, chờ thành phố biển vặn mình vươn vai xong sẽ nhàn. Kiểu như Thy mỗi ngày vùng vẫy rồi cũng lấy lại cân nặng mình muốn. Tuyệt nhiên không nghe một lời hứa hẹn hay hy vọng gì cho tương lai dù hằng ngày Thy vẫn nghe mẹ nói “con gái hai tám rồi”.

Lúc này đây Thy đâu biết làm gì khi trong người không còn một xu, nửa xu cũng không. Thy có cái túi xách màu xanh khá xinh, nó có rất nhiều ngăn cực kỳ tiện dụng, Thy nhét vào đó ví tiền, các loại thẻ, hai cái điện thoại và trăm thứ linh tinh khác. Nhưng cái túi xách màu xanh ấy đã bị giật mất, giật ngay trên tay Thy, khi Thy vừa bước chân xuống thành phố này, thậm chí mới đặt một chân xuống, chân kia còn lơ lửng chưa tiếp đất. Thy ngẩn người nhìn theo màu xanh mình yêu thích từ vai mình bay sang vai gã trai áo đỏ ngồi sau cái xe máy màu đỏ, trước khi mất hút gã còn quay lại nhăn răng cười. Thy ghét màu đỏ.
May mà Thy còn nhớ địa chỉ của Khang và thủng thỉnh tới đây. Nhưng điện thoại của Khang không liên lạc được.

- Anh cho tôi ngồi đợi ngoài này, tôi sẽ không làm gì hết.

- Cô không làm gì, nhưng liệu người ta có làm gì cô không. Ban đêm ở đây không an toàn đâu, giờ chưa thấy gì chứ khuya tí nữa xe cộ phóng rầm rập, đoạn đường này sẽ đông kín người.

- Nhưng... - Thy cắn môi, định nói anh có thể mở khóa phòng của Khang cho Thy vào đợi, lại thôi. Thy không có gì chứng minh Thy là người yêu của Khang. Làm sao người ta biết Thy là bạn Khang hay chỉ lợi dụng lòng tốt của anh chủ nhà để vào được phòng, rồi sau đó lặng lẽ khoắng sạch?
- Nếu cô không chê, vào phòng khách nhà tôi đợi, ở đó có ghế sofa, nếu mệt cô có thể nằm ngủ, cạnh đó có nhà vệ sinh.

- Cảm ơn anh. Thy không từ chối, Thy không biết đi đâu lúc này, đường sá không biết, tiền không có, giấy tờ tùy thân cũng không. Thy phải đợi Khang về mới có tiền mua vé tàu về nhà. Đến thăm Khang, Thy không nói cho ai biết với ý định tạo bất ngờ cho anh. Và bây giờ Thy mới chính là người nhận được sự “bất ngờ thú vị” khi người cần tìm không gặp, bị mất sạch mọi thứ, kể cả túi khăn giấy.

- Khang về thì tôi sẽ đi ngay. Tôi hứa.

Anh chủ nhà tên Tiến gật đầu, leo lên chiếc mô-tô kềnh càng gầm gào đi mất. Tiến khá nhẹ dạ khi dám giao cả nhà cho một người lạ như Thy. Tiến không đề phòng chút nào sao? Thy dám là kẻ xấu lắm chứ? Vừa nghĩ, Thy vừa đi một vòng, nhận ra ngoài phòng khách chỉ có bộ sofa và nhà vệ sinh, những căn phòng khác đều đã bị khóa, suýt nữa Thy bật khóc.

Sau khi rửa mặt mũi chân tay, Thy vật vờ ngủ nhưng hễ nghe tiếng xe Thy lại choàng tỉnh chạy ra sân ngó. Khuya lắm rồi, các phòng đều đã có người về, riêng phòng của Khang vẫn đóng im ỉm với ổ khóa to tướng.

- Khang chưa về sao? Tiến hỏi, Thy lắc đầu, thấy đong đưa trước mặt mình là túi đồ ăn nóng hổi.

- Tôi không biết cô thích gì, nơi này cũng không có nhiều món ngon, tôi mua tạm tô phở và ly trà sữa. Cô ăn đi.

Thy ăn, tự nhiên như thể Tiến với Thy đã quen nhau từ lâu lắm. Trong lúc ăn, Thy kịp biết Tiến không phải người xứ này. Dãy trọ này của bạn Tiến, hiện đưa vợ ra nước ngoài chữa bệnh. Tiến ở thành phố xuống trông coi hộ, tiện tìm nơi yên tĩnh làm nốt công việc dang dở. Tiến nói tới đó thì im lặng, đúng lúc Thy vừa ăn xong tô phở, trước khi bưng tô đi rửa, Thy định hỏi Tiến làm gì nhưng lại thôi. Biết nhiều về người khác, có khi lại thành món nợ.

Ban đêm thành phố biển khá lạnh, gió rít ù ù như thể có một đoàn hàng trăm chiếc mô-tô kềnh càng đang dàn hàng ngang mà chạy, rồi cơn gió biến thành đoàn mô-tô thật. Thy thấy Tiến dẫn đầu đoàn đua, một dải vải đỏ buộc ngang trán, hai cái đuôi bay phấp phới phía sau, gương mặt vẫn lạnh tanh thế, quai hàm bạnh ra gân guốc nhưng ánh mắt thì ngời sáng.

Thy bĩu môi, vừa mới mua đồ ăn, cho Thy mượn chăn đó đã biến thành dân chơi thứ thiệt rồi. Lại nhớ quen Khang đó giờ, sao Thy thấy Khang có một khuôn mặt như vậy thôi, năm này qua năm khác không thay đổi.

Thy mở mắt khi nghe có tiếng người đi dạo ngoài đường, thấy trên người mình có thêm một cái chăn dày hơn. Thy rón rén dậy, thấy cổ họng đau rát và người có chút mệt mỏi, hẳn Thy đã sốt. Nhẹ nhàng hé cửa, Thy xỏ dép chạy sau những nhóm người, lắng nghe họ nói chuyện bằng thứ tiếng khô khô là lạ và tự dịch nghĩa rồi cười một mình. Lúc ngồi trên thân cây thông ngã nhìn ra biển, Thy quéo hai chân lại đong đưa nghĩ sáng nay thật tuyệt, tuyệt nhất là không phải đi làm. Trong khi thiên hạ vội vã đến cơ quan, nhíu mày nhìn vào màn hình máy tính, cau mày khi thấy chẳng số nào khớp số nào, còn mình thì đang đong đưa với gió ở chỗ này, cảm giác thật tuyệt! Cảm thán xong, sực nhớ hôm nay là chủ nhật!
Gần đến khu nhà trọ, Thy thấy Khang chầm chậm lượn xe qua, sau lưng là một cô gái. Xe Khang dừng trước căn phòng kín cửa từ tối qua. Cô gái nhảy xuống cúi lấy gì đó treo phía trước, hình như là đồ ăn sáng, có thể là cả đồ ăn cho bữa trưa hoặc cả ngày. Thy thấy mấy cọng hành lú lên khỏi miệng túi nilon xanh nhạt. Khang bước lên trước thò tay vào túi quần lôi ra chùm chìa khóa, Thy nhận ra con cá bằng cao su màu xanh cô tặng Khang vẫn đong đưa. Khang loay hoay mở khóa. Lúc Thy tháo dép vào đến cửa căn phòng Thy ngủ tối qua thì Khang chợt ngẩng lên. Thật ra là Khang ngẩng lên nhìn cô gái phía sau, cánh tay giơ ra như ý nói “đưa anh xách cho”, nhưng quãng đường mắt Khang đi tới cô gái phải lướt qua Thy. Và Khang thấy Thy.

Thy giơ tay chỉ vào nhà: - Em ở đây!

- À… - Khang gật, cô gái đưa tay ra, rất tự nhiên Khang nhận từ tay cô gái túi thức ăn, một chân vẫn nhớm lên để tụt ra khỏi giày, đôi giày lười đó, hình như Thy đi mua cùng Khang nhưng vào dịp nào thì Thy không nhớ. Thy nhìn hai người họ, nhịp nhàng như những nốt nhạc trên cùng một dòng kẻ. Thy không biết nói gì với Khang, nghe cô gái nói nhỏ gì đó, Thy vội lên tiếng:

- Em ghé chơi thôi, lát em về rồi!

Thy nói, còn mỉm cười chào Khang trước khi bước hẳn vào nhà, có chút ngạc nhiên, có phải là hai người yêu nhau ba năm vừa gặp mặt không, sao giống hai người làm hàng xóm của nhau đó giờ ít gặp, sáng nay chợt gặp nhau nên chào nhau một tiếng xã giao? Khang không thấy có lỗi gì với Thy sao? Còn Thy, cứ thế đi mà không hỏi người yêu mình một câu cho phải phép “cô ấy là ai?”

Tiến là chủ nhà, nay đã là chủ nợ chở Thy ra bến xe trên cái mô-tô to đùng. Lúc nãy, Tiến đang ngồi uống trà nên chứng kiến tất tần tật cuộc gặp gỡ của Thy và Khang, anh không hỏi cũng không nói gì. Lúc Thy hỏi mượn tiền mua vé, Tiến chỉ móc ví lấy ra hai tờ tiền màu xanh, Thy tỉnh táo nhón lấy một tờ, nói ngần này dư rồi. Về tới thành phố tôi sẽ trả lại anh ngay. Tiến vào bếp lục sục một lát bưng ra tô cháo trứng tía tô và đen đặc tiêu.

Trên đường đi có gặp người quen của Tiến. Họ trêu Thy, nói 5 năm nay từ ngày Tiến chơi mô-tô, Thy là người con gái đầu tiên được ngồi sau lưng Tiến và lần đầu tiên thấy Tiến chạy mô-tô với tốc độ của xe đạp mini. Thy chỉ cười mỉm. Thy đâu còn trẻ con thơ ngây đến độ nghĩ Tiến “có ý” gì đó với mình. Ngày xưa cũng có vài người nói Thy là người đầu tiên Khang dắt đi giới thiệu với bạn bè, là người đầu tiên đưa về nhà, cô đã sung sướng đỏ mặt. Giờ nghĩ lại mới thấy vớ vẩn, đầu tiên hay thứ hai, thứ ba cũng chỉ là người thất bại trước người cuối cùng.

Trước khi lên xe, Thy còn ghi số tài khoản và điện thoại của Tiến vào mảnh giấy nhỏ, hứa về đến thành phố sẽ chuyển khoản ngay.

- Có thật là cô không cần khóc không?

Thy bật cười: - Anh nghĩ tôi cần phải khóc à?

Tiến dùng mấy ngón tay hất hất tóc, hình như bối rối. À, người ta đang lấy tư thế bề trên chỉ bảo đây. Thy bật cười. Thy không thấy quá nặng nề, buồn thì có, cảm giác mất mát cũng có, hụt hẫng có, thứ gì cũng có một ít mà phải chú ý lắng nghe mới thấy. Đến bây giờ hai đứa vẫn là người yêu nhé, thế mà khi ấy Thy vẫn đứng nói chuyện với Khang trong khi người yêu mới của anh loay hoay trước cửa nhà. Thy chỉ hơi thấy tiếc khi Khang không nói cô ấy chào Thy một câu, và giới thiệu rằng “đây là chị Thy mà anh đã kể với em”. Thy chắc chắn Khang sẽ kể về Thy với cô gái ấy. Hoặc Khang xởi lởi hơn: “Đã đến rồi thì vào nhà anh ngồi một lát!”. Nếu Khang mời, Thy có dám bước thêm mấy bước để vào nhà Khang không? 

Lúc này đây, chỉ còn mấy phút nữa xe chạy, Thy lại tiếc sao khi ấy không đi cố mấy bước chân, nhìn vào căn phòng Khang ở, xem cô gái ấy bày biện thu xếp thế nào. Khang vẫn không bỏ đi con cá nhựa và đôi giày lười, hẳn trong phòng còn rất nhiều thứ liên quan đến Thy. Thy không biết nếu nhìn thấy chúng, cô sẽ có cảm giác gì. Còn cô gái kia, sao có thể thản nhiên chung đụng?

Thành phố vẫn thế, đông đúc ồn ào và bụi bặm như ngày Thy đi. Thy mới xa nơi này chưa đầy bốn tám tiếng mà ngỡ mình trở lại sau một chuyến đi dài. Bốn mươi tám tiếng, Thy đã có những “bất ngờ thú vị” hết lần này đến lần khác. Thy đã mua lại điện thoại, đăng ký lại sim, làm lại thẻ căn cước và hai cái thẻ ngân hàng. Tất cả chỉ mất một buổi sáng, và hiểu có những thứ vĩnh viễn không lấy lại được.

Lúc Thy kích hoạt sim điện thoại, tin nhắn của Khang nhảy vào hỏi Thy đã về chưa, nếu còn ở thành phố biển Khang sẽ rủ đi ăn. Khang là thế, Thy cũng thích thế. Rõ ràng.

Lúc phơi quần áo, Thy sững người trước một mớ giấy nát vụn, hẳn là vé xe và tờ giấy Thy ghi số điện thoại của Tiến. Và tất nhiên số tài khoản của Tiến cũng vụn theo nó như một giấc mơ. Giấc mơ ấy thật đến nỗi Thy nghe tiếng gió rin rít va vào mặt mình, tiếng mô-tô gầm gào, nhớ cả cây phi lao ngã...

Hẳn là Thy đã mơ mình đến thành phố nhỏ xíu đó, bốn tám giờ đó cũng chỉ là mơ, nhưng giấc mơ này giống y như thật, khi ấy Thy còn tưởng vết thương này chẳng đau đớn gì, nhưng khi về đến nhà rồi Thy mới nhận ra, nó đau đến nghẹt thở.

Thy sẽ không trở lại nơi đó chỉ để trả cho một người mới quen mấy trăm nghìn. Bằng một ý nghĩ độc ác, Thy quyết định quên món nợ đó và cố dỗ mình đừng áy náy với một lý do rất đời: Có người thật thà nhưng cũng lắm kẻ gian. Thy nợ Tiến, Khang nợ Thy. Thy đã xí xóa cho Khang thì việc Tiến xí xóa cho Thy cũng là điều bình thường và nên làm, đúng không?

Còn không thì, cứ coi như đó là một nỗi đau.

-Cô định ngồi đây cả đêm sao? Tôi đã nói là anh ấy ra ngoài từ chiều, hôm nay cuối tuần cô biết mà, cô cũng còn trẻ chẳng lẽ không hiểu?

Thy hiểu, rất hiểu là đằng khác, đâu riêng gì cuối tuần mà bất cứ tối nào rảnh Thy cũng lượn lờ ra phố. Cứ đi thôi, đi bằng xe đạp nên chẳng sợ tốn xăng. Thời gian đầu, Thy hay sà vào những hàng quán mình thích, cân nặng cũng từ đó tăng lên. Một lần Khang về thành phố nhìn Thy kinh ngạc: “Thành phố này phải chăng đang bé lại?”. Thy bật cười: “Không phải, vì em béo lên!”. Cười thế nhưng ngay sau đó Thy âm thầm giảm cân, trước khi ngủ là ba mươi phút nhào lộn vật vã, trước khi ra khỏi giường là bốn lăm phút uốn éo. Những vòng xe buổi tối không đứt đoạn sà nơi này ghé nơi nọ nữa, âm thầm thế và Thy lấy lại cân nặng lúc trước, nhưng đợi mãi không thấy Khang về.

Anh nói thành phố biển vừa trở mình, nhìn đâu cũng thấy công trình, nhìn đâu cũng thấy xây dựng, điều đó có nghĩa giấc ngủ của anh cũng không được tròn, đừng nói gì dứt ra một hai ngày chạy về thành phố. Thy ừ, vậy thì tiếp tục cố gắng, anh ừ, định nói gì lại thôi, Thy đoán anh muốn nói Thy giảm cân đi, nhưng sợ Thy tự ái, anh biết tính Thy mà.

Thy nghĩ, nếu Khang nói Thy giảm cân, chắc Thy sẽ tự ái lắm, sẽ cảm thấy bị xúc phạm, bị abc đủ thứ. Tính Thy hơi ngông nhưng tỉnh táo. Khang nói Thy khó hiểu nhưng sau ba năm quen nhau, anh cũng hiểu phần nào. Một cô gái không son phấn, nước hoa, không trang sức phụ kiện, tóc cứ ngang lưng là cắt. Quần áo theo mùa nhưng tuyệt đối không hở không trễ, phải dài ngang hông, quần váy gì cũng có nhưng ít nhất phải che đầu gối. Là Khang thống kê thế, Thy bật cười nghĩ mình giống một cái menu in hai màu đen trắng.

Bao lâu nhỉ, hai năm, có khi hơn Thy không gặp Khang. Hồi Tết, Khang nói không về được vì công trình đang giai đoạn nước rút. Thy ừ, ung dung xách túi đi du lịch. Thế mà Khang lại về, chưng hửng trước thành phố “không có ai”. Thy cũng không thể bỏ dở chuyến đi, lại động viên Khang cố gắng, chờ thành phố biển vặn mình vươn vai xong sẽ nhàn. Kiểu như Thy mỗi ngày vùng vẫy rồi cũng lấy lại cân nặng mình muốn. Tuyệt nhiên không nghe một lời hứa hẹn hay hy vọng gì cho tương lai dù hằng ngày Thy vẫn nghe mẹ nói “con gái hai tám rồi”.

Lúc này đây Thy đâu biết làm gì khi trong người không còn một xu, nửa xu cũng không. Thy có cái túi xách màu xanh khá xinh, nó có rất nhiều ngăn cực kỳ tiện dụng, Thy nhét vào đó ví tiền, các loại thẻ, hai cái điện thoại và trăm thứ linh tinh khác. Nhưng cái túi xách màu xanh ấy đã bị giật mất, giật ngay trên tay Thy, khi Thy vừa bước chân xuống thành phố này, thậm chí mới đặt một chân xuống, chân kia còn lơ lửng chưa tiếp đất. Thy ngẩn người nhìn theo màu xanh mình yêu thích từ vai mình bay sang vai gã trai áo đỏ ngồi sau cái xe máy màu đỏ, trước khi mất hút gã còn quay lại nhăn răng cười. Thy ghét màu đỏ.
May mà Thy còn nhớ địa chỉ của Khang và thủng thỉnh tới đây. Nhưng điện thoại của Khang không liên lạc được.

- Anh cho tôi ngồi đợi ngoài này, tôi sẽ không làm gì hết.

- Cô không làm gì, nhưng liệu người ta có làm gì cô không. Ban đêm ở đây không an toàn đâu, giờ chưa thấy gì chứ khuya tí nữa xe cộ phóng rầm rập, đoạn đường này sẽ đông kín người.

- Nhưng... - Thy cắn môi, định nói anh có thể mở khóa phòng của Khang cho Thy vào đợi, lại thôi. Thy không có gì chứng minh Thy là người yêu của Khang. Làm sao người ta biết Thy là bạn Khang hay chỉ lợi dụng lòng tốt của anh chủ nhà để vào được phòng, rồi sau đó lặng lẽ khoắng sạch?

- Nếu cô không chê, vào phòng khách nhà tôi đợi, ở đó có ghế sofa, nếu mệt cô có thể nằm ngủ, cạnh đó có nhà vệ sinh.

- Cảm ơn anh. Thy không từ chối, Thy không biết đi đâu lúc này, đường sá không biết, tiền không có, giấy tờ tùy thân cũng không. Thy phải đợi Khang về mới có tiền mua vé tàu về nhà. Đến thăm Khang, Thy không nói cho ai biết với ý định tạo bất ngờ cho anh. Và bây giờ Thy mới chính là người nhận được sự “bất ngờ thú vị” khi người cần tìm không gặp, bị mất sạch mọi thứ, kể cả túi khăn giấy.

- Khang về thì tôi sẽ đi ngay. Tôi hứa.

Anh chủ nhà tên Tiến gật đầu, leo lên chiếc mô-tô kềnh càng gầm gào đi mất. Tiến khá nhẹ dạ khi dám giao cả nhà cho một người lạ như Thy. Tiến không đề phòng chút nào sao? Thy dám là kẻ xấu lắm chứ? Vừa nghĩ, Thy vừa đi một vòng, nhận ra ngoài phòng khách chỉ có bộ sofa và nhà vệ sinh, những căn phòng khác đều đã bị khóa, suýt nữa Thy bật khóc.

Sau khi rửa mặt mũi chân tay, Thy vật vờ ngủ nhưng hễ nghe tiếng xe Thy lại choàng tỉnh chạy ra sân ngó. Khuya lắm rồi, các phòng đều đã có người về, riêng phòng của Khang vẫn đóng im ỉm với ổ khóa to tướng.

- Khang chưa về sao? Tiến hỏi, Thy lắc đầu, thấy đong đưa trước mặt mình là túi đồ ăn nóng hổi.

- Tôi không biết cô thích gì, nơi này cũng không có nhiều món ngon, tôi mua tạm tô phở và ly trà sữa. Cô ăn đi.

Thy ăn, tự nhiên như thể Tiến với Thy đã quen nhau từ lâu lắm. Trong lúc ăn, Thy kịp biết Tiến không phải người xứ này. Dãy trọ này của bạn Tiến, hiện đưa vợ ra nước ngoài chữa bệnh. Tiến ở thành phố xuống trông coi hộ, tiện tìm nơi yên tĩnh làm nốt công việc dang dở. Tiến nói tới đó thì im lặng, đúng lúc Thy vừa ăn xong tô phở, trước khi bưng tô đi rửa, Thy định hỏi Tiến làm gì nhưng lại thôi. Biết nhiều về người khác, có khi lại thành món nợ.

Ban đêm thành phố biển khá lạnh, gió rít ù ù như thể có một đoàn hàng trăm chiếc mô-tô kềnh càng đang dàn hàng ngang mà chạy, rồi cơn gió biến thành đoàn mô-tô thật. Thy thấy Tiến dẫn đầu đoàn đua, một dải vải đỏ buộc ngang trán, hai cái đuôi bay phấp phới phía sau, gương mặt vẫn lạnh tanh thế, quai hàm bạnh ra gân guốc nhưng ánh mắt thì ngời sáng.

Thy bĩu môi, vừa mới mua đồ ăn, cho Thy mượn chăn đó đã biến thành dân chơi thứ thiệt rồi. Lại nhớ quen Khang đó giờ, sao Thy thấy Khang có một khuôn mặt như vậy thôi, năm này qua năm khác không thay đổi.

Thy mở mắt khi nghe có tiếng người đi dạo ngoài đường, thấy trên người mình có thêm một cái chăn dày hơn. Thy rón rén dậy, thấy cổ họng đau rát và người có chút mệt mỏi, hẳn Thy đã sốt. Nhẹ nhàng hé cửa, Thy xỏ dép chạy sau những nhóm người, lắng nghe họ nói chuyện bằng thứ tiếng khô khô là lạ và tự dịch nghĩa rồi cười một mình. Lúc ngồi trên thân cây thông ngã nhìn ra biển, Thy quéo hai chân lại đong đưa nghĩ sáng nay thật tuyệt, tuyệt nhất là không phải đi làm. Trong khi thiên hạ vội vã đến cơ quan, nhíu mày nhìn vào màn hình máy tính, cau mày khi thấy chẳng số nào khớp số nào, còn mình thì đang đong đưa với gió ở chỗ này, cảm giác thật tuyệt! Cảm thán xong, sực nhớ hôm nay là chủ nhật!
Gần đến khu nhà trọ, Thy thấy Khang chầm chậm lượn xe qua, sau lưng là một cô gái. Xe Khang dừng trước căn phòng kín cửa từ tối qua. Cô gái nhảy xuống cúi lấy gì đó treo phía trước, hình như là đồ ăn sáng, có thể là cả đồ ăn cho bữa trưa hoặc cả ngày. Thy thấy mấy cọng hành lú lên khỏi miệng túi nilon xanh nhạt. Khang bước lên trước thò tay vào túi quần lôi ra chùm chìa khóa, Thy nhận ra con cá bằng cao su màu xanh cô tặng Khang vẫn đong đưa. Khang loay hoay mở khóa. Lúc Thy tháo dép vào đến cửa căn phòng Thy ngủ tối qua thì Khang chợt ngẩng lên. Thật ra là Khang ngẩng lên nhìn cô gái phía sau, cánh tay giơ ra như ý nói “đưa anh xách cho”, nhưng quãng đường mắt Khang đi tới cô gái phải lướt qua Thy. Và Khang thấy Thy.

Thy giơ tay chỉ vào nhà: - Em ở đây!

- À… - Khang gật, cô gái đưa tay ra, rất tự nhiên Khang nhận từ tay cô gái túi thức ăn, một chân vẫn nhớm lên để tụt ra khỏi giày, đôi giày lười đó, hình như Thy đi mua cùng Khang nhưng vào dịp nào thì Thy không nhớ. Thy nhìn hai người họ, nhịp nhàng như những nốt nhạc trên cùng một dòng kẻ. Thy không biết nói gì với Khang, nghe cô gái nói nhỏ gì đó, Thy vội lên tiếng:

- Em ghé chơi thôi, lát em về rồi!

Thy nói, còn mỉm cười chào Khang trước khi bước hẳn vào nhà, có chút ngạc nhiên, có phải là hai người yêu nhau ba năm vừa gặp mặt không, sao giống hai người làm hàng xóm của nhau đó giờ ít gặp, sáng nay chợt gặp nhau nên chào nhau một tiếng xã giao? Khang không thấy có lỗi gì với Thy sao? Còn Thy, cứ thế đi mà không hỏi người yêu mình một câu cho phải phép “cô ấy là ai?”

Tiến là chủ nhà, nay đã là chủ nợ chở Thy ra bến xe trên cái mô-tô to đùng. Lúc nãy, Tiến đang ngồi uống trà nên chứng kiến tất tần tật cuộc gặp gỡ của Thy và Khang, anh không hỏi cũng không nói gì. Lúc Thy hỏi mượn tiền mua vé, Tiến chỉ móc ví lấy ra hai tờ tiền màu xanh, Thy tỉnh táo nhón lấy một tờ, nói ngần này dư rồi. Về tới thành phố tôi sẽ trả lại anh ngay. Tiến vào bếp lục sục một lát bưng ra tô cháo trứng tía tô và đen đặc tiêu.

Trên đường đi có gặp người quen của Tiến. Họ trêu Thy, nói 5 năm nay từ ngày Tiến chơi mô-tô, Thy là người con gái đầu tiên được ngồi sau lưng Tiến và lần đầu tiên thấy Tiến chạy mô-tô với tốc độ của xe đạp mini. Thy chỉ cười mỉm. Thy đâu còn trẻ con thơ ngây đến độ nghĩ Tiến “có ý” gì đó với mình. Ngày xưa cũng có vài người nói Thy là người đầu tiên Khang dắt đi giới thiệu với bạn bè, là người đầu tiên đưa về nhà, cô đã sung sướng đỏ mặt. Giờ nghĩ lại mới thấy vớ vẩn, đầu tiên hay thứ hai, thứ ba cũng chỉ là người thất bại trước người cuối cùng.

Trước khi lên xe, Thy còn ghi số tài khoản và điện thoại của Tiến vào mảnh giấy nhỏ, hứa về đến thành phố sẽ chuyển khoản ngay.

- Có thật là cô không cần khóc không?

Thy bật cười: - Anh nghĩ tôi cần phải khóc à?

Tiến dùng mấy ngón tay hất hất tóc, hình như bối rối. À, người ta đang lấy tư thế bề trên chỉ bảo đây. Thy bật cười. Thy không thấy quá nặng nề, buồn thì có, cảm giác mất mát cũng có, hụt hẫng có, thứ gì cũng có một ít mà phải chú ý lắng nghe mới thấy. Đến bây giờ hai đứa vẫn là người yêu nhé, thế mà khi ấy Thy vẫn đứng nói chuyện với Khang trong khi người yêu mới của anh loay hoay trước cửa nhà. Thy chỉ hơi thấy tiếc khi Khang không nói cô ấy chào Thy một câu, và giới thiệu rằng “đây là chị Thy mà anh đã kể với em”. Thy chắc chắn Khang sẽ kể về Thy với cô gái ấy. Hoặc Khang xởi lởi hơn: “Đã đến rồi thì vào nhà anh ngồi một lát!”. Nếu Khang mời, Thy có dám bước thêm mấy bước để vào nhà Khang không? 

Lúc này đây, chỉ còn mấy phút nữa xe chạy, Thy lại tiếc sao khi ấy không đi cố mấy bước chân, nhìn vào căn phòng Khang ở, xem cô gái ấy bày biện thu xếp thế nào. Khang vẫn không bỏ đi con cá nhựa và đôi giày lười, hẳn trong phòng còn rất nhiều thứ liên quan đến Thy. Thy không biết nếu nhìn thấy chúng, cô sẽ có cảm giác gì. Còn cô gái kia, sao có thể thản nhiên chung đụng?

Thành phố vẫn thế, đông đúc ồn ào và bụi bặm như ngày Thy đi. Thy mới xa nơi này chưa đầy bốn tám tiếng mà ngỡ mình trở lại sau một chuyến đi dài. Bốn mươi tám tiếng, Thy đã có những “bất ngờ thú vị” hết lần này đến lần khác. Thy đã mua lại điện thoại, đăng ký lại sim, làm lại thẻ căn cước và hai cái thẻ ngân hàng. Tất cả chỉ mất một buổi sáng, và hiểu có những thứ vĩnh viễn không lấy lại được.
Lúc Thy kích hoạt sim điện thoại, tin nhắn của Khang nhảy vào hỏi Thy đã về chưa, nếu còn ở thành phố biển Khang sẽ rủ đi ăn. Khang là thế, Thy cũng thích thế. Rõ ràng.

Lúc phơi quần áo, Thy sững người trước một mớ giấy nát vụn, hẳn là vé xe và tờ giấy Thy ghi số điện thoại của Tiến. Và tất nhiên số tài khoản của Tiến cũng vụn theo nó như một giấc mơ. Giấc mơ ấy thật đến nỗi Thy nghe tiếng gió rin rít va vào mặt mình, tiếng mô-tô gầm gào, nhớ cả cây phi lao ngã...
Hẳn là Thy đã mơ mình đến thành phố nhỏ xíu đó, bốn tám giờ đó cũng chỉ là mơ, nhưng giấc mơ này giống y như thật, khi ấy Thy còn tưởng vết thương này chẳng đau đớn gì, nhưng khi về đến nhà rồi Thy mới nhận ra, nó đau đến nghẹt thở.

Thy sẽ không trở lại nơi đó chỉ để trả cho một người mới quen mấy trăm nghìn. Bằng một ý nghĩ độc ác, Thy quyết định quên món nợ đó và cố dỗ mình đừng áy náy với một lý do rất đời: Có người thật thà nhưng cũng lắm kẻ gian. Thy nợ Tiến, Khang nợ Thy. Thy đã xí xóa cho Khang thì việc Tiến xí xóa cho Thy cũng là điều bình thường và nên làm, đúng không?

Còn không thì, cứ coi như đó là một nỗi đau.

NGUYỄN THỊ THANH BÌNH
 

;
;
.
.
.
.
.