Sách mới, sách hay

.

1.  Hồ Hữu Tường (1910-1980) là chính trị gia, nhà văn, nhà báo và là một nhân vật kỳ lạ, sống 70 năm trong thế kỷ XX. Hồ Hữu Tường là khuôn mặt trí thức độc đáo của Việt Nam trong thế kỷ XX: một trí thức hành động. 41 năm làm báo (NXB Hội Nhà văn) không chỉ là câu chuyện đời, chuyện nghề của một ký giả miền Nam lão thành mà cuộc đời gắn chặt cùng nhiều biến động của dân tộc, mỗi trang sách còn là một thước phim tài liệu sống động, đôi chỗ hài hước nhưng chân thực về cuộc đời viết sách, làm báo, làm chính trị của Hồ Hữu Tường và những đồng chí cùng thời với ông: Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu - những con người thuộc một thế hệ trẻ trung, phóng khoáng, dấn thân, coi cách mạng là con đường tất yếu của cuộc đời mình trong thời mất nước.

2. Nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên (SN 1979) từng có 5 năm sống ở Đà Lạt nên dành tình yêu sâu nặng đối với thành phố này. Đà Lạt, Những cuộc gặp gỡ (NXB Trẻ) là cuốn sách thứ 5 viết về thành phố Đà Lạt của nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên.

Cuốn sách kể về những cuộc gặp gỡ đặc biệt trong lịch sử của thành phố. Những cuộc gặp gỡ là cơ duyên làm nên Đà Lạt yêu dấu của bao người, làm nên một phần văn hóa, cốt cách, căn tính của một đô thị đúng nghĩa. Những câu chuyện này mang tới một hình ảnh khác, một hình dung mới, những gì kiến tạo nên đời sống tinh thần của thành phố cao nguyên mộng mơ. “Tôi cảm giác Đà Lạt luôn buộc chặt mình bằng một sợi dây có tính đàn hồi, nghĩa là mình càng dịch ra xa thì nó càng kéo mình lại” - nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên chia sẻ.

HẢI ÂU

;
;
.
.
.
.
.