.

DỰ THẢO ĐỀ ÁN ĐẶT, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐỢT 2 NĂM 2013 (Tiếp theo)

B. QUẬN NGŨ HÀNH SƠN

Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ.

I. KHU DÂN CƯ TÁI ĐỊNH CƯ XƯỞNG 38 VÀ 387 (Sơ đồ số 09): 05 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Quang Đạo, điểm cuối là đường 7,5m quy hoạch: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 210m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: PHAN TÔN

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Quang Đạo, điểm cuối là đường Ngũ Hành Sơn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 790m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m (còn một đoạn chưa giải tỏa).

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: ĐỖ BÁ

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phan Tôn, điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 335m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: LÃ XUÂN OAI

LÃ XUÂN OAI (1836 - 1890)

Ông có tên hiệu là Thức Bào, quê ở xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

Năm 1864, ông đỗ Cử nhân. Năm 1856, ông đỗ Phó bảng. Năm 1882, quân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ hai, ông được cử giữ chức Tuần phủ Lạng Sơn. Khi thành bị thất thủ, ông tạm lánh sang Trung Quốc, sau đó trở về nước tích cực hoạt động cứu nước.

Từ năm 1885 đến 1889, ông thường xuyên liên lạc với các nhóm nghĩa quân của Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện, Hoàng Đình Kinh, tiến đánh giặc Pháp ở nhiều nơi ở vùng Bắc Kỳ.

Đến đầu năm 1889, ông bị thực dân Pháp bắt và kết án đày đi Côn Đảo.

Năm 1890, ông mất ngoài đảo, hưởng dương 52 tuổi. Ông sáng tác và còn để lại một tập thơ chữ Hán: Côn Đảo thi tập gồm những bài thơ phản ánh hiện thực cuộc sống vô cùng khó khăn, cùng cực của những người tù yêu nước. Đây cũng là tập “thi tù” đầu tiên được viết từ Côn Đảo, góp phần làm phong phú nền văn học yêu nước thời cận đại ở nước ta.

* Tài liệu tham khảo chính:

- Đinh Xuân Lâm - Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử-văn hóa, NXB Văn hóa Thông tin, 2008.

- Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế, Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Thông tin, 2001.

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Quang Đạo, điểm cuối là đường 7,5m quy hoạch: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 270m; rộng có đoạn 7,5m, có đoạn 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4 & 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 35

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường An Thượng 35 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Phan Tôn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 110m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 36

II. KHU DÂN CƯ NAM TIÊN SƠN MỞ RỘNG, KHU DÂN CƯ SỐ 4 VÀ KHU DÂN CƯ SỐ 4 MỞ RỘNG (Sơ đồ số 10): 14 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Hữu Độ, điểm cuối là đường Lê Hữu Khánh: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 540m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: NGUYỄN QUỐC TRỊ

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Hy Cát, điểm cuối là đường Doãn Kế Thiện (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 430m, rộng 11,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: ĐOÀN KHUÊ

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mạc Cửu, điểm cuối là đường Đa Phước 8 (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 300m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: NGHIÊM XUÂN YÊM

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đoàn Khuê, điểm cuối là đường Chương Dương: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 495m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: DOÃN KẾ THIỆN

DOÃN KẾ THIỆN (1894 - 1965)

Ông có các bút danh: Sở Bảo, Bất Ác, Sơn Vân, Long Thành, Tú Sơn; quê ở xã Phú Mỹ, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).

Ông học chữ Hán từ nhỏ nhưng không thi cử, chuyên viết báo và gắn bó với công việc nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội. Từ năm 1914 - 1920, ông bước vào làng báo, viết cho nhiều báo như: Nam phong tạp chí, Trung Bắc, Trung Bắc chủ nhật, Tiểu thuyết thứ bảy, Mới, Thực nghiệp, Khai hóa, Công luận…

Năm 1945, ông tham gia Mặt trận Việt Minh và trong kháng chiến chống Pháp ông hoạt động ở Mặt trận Liên Việt Liên khu 3. Năm 1955, ông về Hà Nội, được bầu làm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội và ở cương vị này đến qua đời.

Ông là tác giả các cuốn: Hà Nội cũ (1943), Danh nhân Việt Nam (1943), Máu thịt xây thành (1945), Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội (1959)… Ông còn là người dịch nhiều thơ Đường, thơ Tống.

* Tài liệu tham khảo chính:

- Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên), Từ điển Văn học bộ mới, NXB Thế giới, 2004.

- Giang Quân, Từ điển đường phố Hà Nội, NXB Thời Đại, 2010.

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đoàn Khuê, điểm cuối là đường Chương Dương: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 495m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: MẠC CỬU

MẠC CỬU (1655 - 1735)

Ông vốn là người Trung Quốc, vì bất mãn không phục nhà Thanh nên đem gia quyến sang nước ta, rồi nhập tịch Việt Nam vào thời chúa Nguyễn Phúc Chu.

Ông là một nhà doanh điền, là người đầu tiên có công khai hoang, hình thành nên đất Hà Tiên - vùng đất cực Nam của Tổ quốc.

Năm 1714, ông dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn, được chúa Nguyễn Phúc Chu phong ông là Tổng binh trấn Hà Tiên, đóng bản dinh tại Phương Thành.

Sau khi ông mất, ông được truy phong tước Võ Nghị Công. Con của ông là Mạc Thiên Tứ cũng là người nối nghiệp cha một cách xuất sắc.

* Tài liệu tham khảo chính: Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, 1997.

6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Hy Cát, điểm cuối là đường Đa Phước 8 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 570m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRỊNH LỖI

TRỊNH LỖI (? - 1434)

Ông quê ở làng Cự Lại, xã Sơn Lạc, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn ngay từ những ngày đầu và cùng với các tướng Lê Lễ (tức Đinh Lễ), Lê Khang... tổ chức đánh nhiều trận và được phong tới hàm Thiếu úy. Năm 1428, khi đã bình định xong giặc Ngô, ông được phong là Nhập Nội Thị Trung. Năm 1429, triều đình dựng biển khắc tên các công thần, ông được phong tước Đình Thượng hầu.

Năm 1432, ông được thăng làm Nhập Nội Đại Hành Khiển Tả Bộc Xạ, được tham dự triều chính. Năm 1434, ông qua đời. Triều đình truy tặng ông hàm Bảo Chính Công Thần, Phụ Quốc Thượng Tướng Quân, Nhập Nội Trung Thư Lệnh, tước Hương Hầu, thụy là Trung Giản. Năm 1484, ông được truy tặng tước Tuyên Hy Hầu, lại gia tặng hàm Thái úy, tước Đạo Quốc Công. Cháu ông là Hữu Dật và Hữu Do đều làm Chánh Đội Trưởng trong lực lượng Tùy Quân (đoạn viết của Bảng Nhãn Lê Quý Đôn trong Đại Việt Thông Sử (phần Chư thần truyện).

* Tài liệu tham khảo chính: Nguyễn Khắc Thuần, Danh tướng Việt Nam,(tập 2, tập 4), NXB Giáo dục, 2008.

7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đoàn Khuê, điểm cuối là đường Anh Thơ: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 430m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: MẠC THIÊN TỨ

MẠC THIÊN TỨ (1706 - 1780)

Ông còn có tên là Mạc Thiên Tích (nguyên tên là Tông, sau đổi là Tứ), tự là Sĩ Lân; con của Tổng binh Mạc Cửu.

Ông là danh thần, danh sĩ thời chúa Nguyễn.

Năm 1735, sau khi cha mất, ông nối nghiệp cha tiếp tục mở mang trấn Hà Tiên và được chúa Nguyễn phong chức Tổng binh Đại đô đốc. Năm 1775, ông đã đem binh sĩ giúp Định vương Nguyễn Phúc Thuần khi đang bị nghĩa quân Tây Sơn đánh đuổi buộc phải chạy vào Gia Định. Năm 1777, sau khi Định vương và Tân chính Nguyễn Phúc Dương bị giết, ông chạy sang Xiêm (Thái Lan), tại đây do bị vu khống nên ông đã tự tử.

Ông đã từng được chúa Nguyễn phong là Tổng Đức Hầu. Ông là một vị quan cai trị, một nhà dinh điền tài giỏi. Đặc biệt, ông có công rất lớn trong việc mở mang vùng đất Hà Tiên và khu vực Tây Nam Bộ vào thế kỷ XVIII. Ông còn là người khai sáng, đặt nền móng cho văn học Hà Tiên rạng danh một thời.

Tác phẩm tiêu biêu của ông gồm: Hà Tiên thập vịnh; Hà Tiên vịnh vật thi tuyển; Minh bột di ngư thi thảo; Thi thảo cách ngôn vị tập; Thi truyện tặng Lưu tiết phụ…

* Tài liệu tham khảo chính: Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, 1997.

8. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Lê Văn Hiến: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 350m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: DOÃN UẨN

DOÃN UẨN (1795 - 1849)

Ông quê ở làng Ngoại Lãng, huyện Thư Trì, nay thuộc xã Song Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Năm 1828, ông đỗ Cử nhân và ra làm quan, giữ chức Hữu Thị lang Bộ Hình. Năm 1841, ông làm Tham tri, quyền Tổng đốc Thanh Hóa.

Năm 1843, ông giữ chức Tuần phủ An Giang. Tại đây, ông đã có nhiều công trong việc mở mang, khai thác đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1845, ông cùng với Võ Văn Giai, Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Nghị đem binh đánh sang Chân Lạp và đuổi quân Xiêm, buộc nước Xiêm phải xin hòa. Với công tích đó, ông được thăng làm Tổng đốc An - Hà (An Giang và Hà Tiên).

Trong thời gian làm quan, ông nổi tiếng là người thanh liêm, mẫn cán, được triều đình khen là “An Tây mưu lược tướng” và được phong tước Tuy Tĩnh tử.

Sau khi mất, ông được truy tặng Hiệp biện Đại học sĩ và được khắc tên vào bia Võ công tại kinh đô Huế.

* Tài liệu tham khảo chính: Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, 1997.

9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Tùng Thiện Vương, điểm cuối là đường Đa Phước 7: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 220m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐA PHƯỚC 8

10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Hy Cát, điểm cuối là đường Mạc Thiên Tứ (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 160m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐA PHƯỚC 9

11. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là đường Lê Văn Thủ, điểm cuối là đường Nguyễn Quốc Trị: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 190m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: MỸ ĐA TÂY 6

12. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Quốc Trị, điểm cuối là đường Mỹ Đa Tây 6 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 95m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: MỸ ĐA TÂY 7

13. Đoạn đường có hĩnh chữ L, có điểm đầu là đường Nguyễn Quốc Trị, điểm cuối là đường Mỹ Đa Tây 6 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 155m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: MỸ ĐA TÂY 8

14. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu và điểm cuối là đường Doãn Uẩn (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 180m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: MỸ ĐA TÂY 9

III. KHU DÂN CƯ H1-3 (Sơ đồ số 11): 09 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Quốc Hoàn, điểm cuối là đường Nguyễn Văn Nguyễn (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 420m, rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 9m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: NGUYỄN KHẮC VIỆN

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Quốc Hoàn, điểm cuối là đường Nguyễn Văn Nguyễn (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 420m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: NGUYỄN CƠ THẠCH

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trường Sa, điểm cuối là đường Lê Văn Hiến: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 600m, rộng 2x10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 7,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN VĂN NGUYỄN

NGUYỄN VĂN NGUYỄN (1910 - 1953)

Ông có bút danh Ngũ Yến, quê ở xã Điều Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang).

Học xong tiểu học ở Mỹ Tho, ông được cấp học bổng lên học tại Trường Sư phạm Sài Gòn. Năm 1925 - 1926, ông tham gia cuộc bãi khóa để tưởng niệm nhà yêu nước Phan Châu Trinh và đòi ân xá chí sĩ Phan Bội Châu và bị thực dân Pháp đuổi học. Năm 1928, ông gia nhập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội. Năm 1930, ông là một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương. Cũng trong năm 1930, ông bị bắt giam, đầu năm 1932 bị đưa đi lưu đày tại Côn Đảo. Trong thời gian này, ông sáng tác nhiều vở cải lương, kịch nói kiêm đạo diễn tại các buổi sinh hoạt văn nghệ trong tù. Năm 1934, ông được trả tự do.

Từ năm 1934 - 1937, ông là cộng tác viên đắc lực của báo: La lutte (Tranh đấu), L’ avant-garde (Tiền Phong), Dân quyền, Mai… Cuối năm 1937, ông lại bị bắt với bản án 2 năm tù và 5 năm biệt xứ, rồi mãi đến đầu tháng 9-1939 ông mới được trả tự do, nhưng chưa được bao lâu thì đầu năm 1940 ông bị bắt đày ra Côn Lôn một lần nữa, năm 1944 được đưa về giam ở Bà Rá (nay thuộc tỉnh Bình Phước).

Khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), ông vượt ngục về hoạt động ở Sài Gòn. Tại đây, ông được bầu làm Xứ ủy Nam Kỳ, Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh, rồi tổ chức và lãnh đạo cướp chính quyền, kháng chiến ở Nam Bộ. Những năm kháng chiến chống Pháp, ông giữ các chức vụ: Ủy viên Ủy ban kháng chiến Hành chánh Nam Bộ, Ủy viên Ban Tuyên huấn Xứ ủy, Ủy viên Ban Tuyên huấn Trung ương cục miền Nam, Giám đốc Sở Thông tin Nam Bộ, Chủ bút báo Cứu quốc Nam Bộ…

Với chức vụ và cương vị của mình, ông đã viết hàng loạt bài bình luận chính trị, lý luận triết học trên đài phát thanh và báo chí, trong đó có những tùy bút (Tháng Tám trời lạnh thu), truyện ngắn (Ba ngày trong bụi gai)... Năm 1953, trên đường ra Việt Bắc, khi đến Bình Định ông bị bệnh và qua đời.

* Tài liệu tham khảo chính:

- Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư, Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Thông tin, 2001.

- Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên), Từ điển Văn học bộ mới, NXB Thế giới, 2004.

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Khắc Viện, điểm cuối là đường Nguyễn Xiển: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 325m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: LƯU VĂN LANG

LƯU VĂN LANG (1880 - 1969)

Ông quê ở làng Tân Phú Đông, hạt Sa Đéc, nay thuộc thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

Năm 17 tuổi, ông thi đậu Tú tài 2 của Pháp với số điểm xuất sắc và nhận được học bổng sang Pháp học tại Trường École Centrale de Paris (thời đó gọi là Trường Bá Nghệ Trung ương Pháp quốc) - nơi đào tạo kỹ sư lớn nhất tại Pháp thời bấy giờ. Năm 1904, ông tốt nghiệp loại ưu bằng Kỹ sư Bá nghệ (Ingénieur des Arts et Manufactures de L’Ecole Centrale de Paris), trở thành kỹ sư đầu tiên ở Đông Dương là người bản xứ. Sau khi tốt nghiệp, ông trở về nước và được nhà cầm quyền Pháp trọng dụng, cử ngay sang Vân Nam (Trung Quốc) để tham gia thiết kế và xây dựng tuyến đường sắt nối liền Đông Dương và Vân Nam.

Năm 1909, ông về Sài Gòn làm việc trong Sở Công chánh Đông Dương. Năm 1929, ông cùng với hai người Việt đứng ra sáng lập Việt Nam Ngân hàng tại Sài Gòn và giữ chức Chủ tịch. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, ông được vua Bảo Đại mời ra tham gia Nội các Trần Trọng Kim để giữ chức Bộ trưởng Công Chánh nhưng ông đã từ chối để thể hiện sự bất hợp tác với chính quyền. Năm 1948, ông được Chính phủ kháng chiến mời làm Cố vấn Hội trưởng Hội Liên Việt Sài Gòn - Chợ Lớn.

Sau Hiệp định Genève năm 1954, ông tham gia sáng lập Phong trào Hòa Bình đòi thi hành Hiệp định và được cử làm Chủ tịch danh dự. Tháng 11-1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đã bắt giam ông cùng một số trí thức lãnh đạo phong trào. Sau đó, chính quyền buộc phải trả tự do cho ông vì áp lực của dân chúng và thiếu bằng chứng buộc tội.

Từ đó cho đến tận cuối đời, tuy không trực tiếp tham gia các hoạt động chính trị, nhưng ông vẫn có những liên hệ bí mật với Ban Trí vận Trung ương Cục miền Nam và thường xuyên tuyên truyền phổ biến các văn kiện của Mặt trận Dân tộc Giải phóng ngay giữa Sài Gòn.

* Tài liệu tham khảo chính: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư, Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Thông tin, 2001.

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lưu Văn Lang, điểm cuối là đường Thủy Sơn 5 (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 210m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: THỦY SƠN 1

Thủy Sơn là tên gọi của một trong năm ngọn núi của Danh thắng Ngũ Hành Sơn theo thuyết ngũ hành.

6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Thủy Sơn 1, điểm cuối là đường Thủy Sơn 3 (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 130m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: THỦY SƠN 2

7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lưu Văn Lang, điểm cuối là đường Thủy Sơn 5 (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 210m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: THỦY SƠN 3

8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Khắc Viện, điểm cuối là khu vực đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 255m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: THỦY SƠN 4

9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Khắc Viện, điểm cuối là đường Thủy Sơn 3 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 205m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: THỦY SƠN 5

IV. KHU DÂN CƯ ĐÔNG HẢI (Sơ đồ số 12): 03 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Thức Đường (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Trần Hữu Dực: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 730m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN VĂN ĐÁN

TRẦN VĂN ĐÁN (1925 - 1997)

Ông còn có tên thật là Trần Hiền, bí danh là Hành, quê ở làng Sơn Thủy, tổng An Lưu, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam, nay là phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Năm 1947, ông làm Đại đội trưởng Đại đội tự vệ chiến đấu, kiêm Bí thư Ban Chấp hành Thanh niên cứu quốc xã Hòa Quý. Năm 1950, ông về làm Phó Bí thư Ban Chấp hành Thanh niên huyện Hòa Vang, Ủy viên Ban Thường vụ Nông hội Hòa Vang, Phó Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Hòa Vang.

Năm 1960, ông làm Phó Bí thư Huyện ủy Hòa Vang. Năm 1963, ông là Bí thư Huyện ủy kiêm Bí thư Ban cán sự vùng cát phía Bắc tỉnh Quảng Đà. Năm 1964, ông là Tỉnh ủy viên, Bí thư Nông hội tỉnh Quảng Đà và được cử vào Ban Chấp hành Nông hội Khu 5. Năm 1965, ông làm Bí thư Huyện ủy Hòa Vang, rồi Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Đà, Bí thư Nông hội tỉnh.

Năm 1968, ông là Chính ủy Mặt trận phía Tây Nam Đà Nẵng; sau đó, ông làm Phó Bí thư, rồi Bí thư Quận I Đà Nẵng kiêm Chính trị viên Quân đội Quận I.

Năm 1971, ông làm Phó Bí thư Đặc khu ủy Quảng Đà kiêm Trưởng ban Cán sự Đà Nẵng. Năm 1975, ông làm Phó Ban Nông vận Khu 5, tham gia trực tiếp vào cuộc Tổng tiến công mùa Xuân 1975. Năm 1978, ông làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Sau đó, ông giữ chức Trưởng ty Công an Quảng Nam - Đà Nẵng.

Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng Nhì, 03 Huân chương Giải phóng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huân chương Thành đồng hạng Ba, Huy hiệu 50, 40 năm tuổi Đảng.

* Tài liệu tham khảo chính:

- Quảng Nam - Những tấm gương cộng sản, tập 1, NXB Đà Nẵng, 2010.

- UBND quận Ngũ Hành Sơn cung cấp.

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trường Sa, điểm cuối là đường Nguyễn Duy Trinh: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 300m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN THỨC ĐƯỜNG

NGUYỄN THỨC ĐƯỜNG (1886 - 1916)

Ông còn có tên là Trần Hữu Lực, quê ở làng Đông Chử, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Ông là cựu sinh viên Trường Chấn Võ Tokyo phục vụ trong quân đội cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc.

Năm 1915, ông cùng Trần Trung Lập, Võ Đình Mẫn với danh nghĩa quân đội Việt Nam Quang phục hội từ biên giới Trung Quốc đột nhập về tấn công đồn Tà Lùng của Pháp tại Lạng Sơn. Cuộc đột kích thất bại, ông trốn sang Thái Lan, đến ngày 26-6-1915, ông bị Pháp bắt và đem về xử chém tại Bạch Mai (gần Hà Nội) một lần với Nguyễn Đức Công ngày 24-1-1916.

Em ruột ông là chí sĩ Nguyễn Thức Bao cũng ra nước ngoài hoạt động chống Pháp bị đày Côn Đảo. Tại đảo, ông đã 3 lần vượt ngục nhưng đều bị bắt. Lần thứ 3, ông mất tích giữa biển.

* Tài liệu tham khảo chính: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư, Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Thông tin, 2001.

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đông Hải 4, điểm cuối là đường Trần Văn Đán (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 100m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐÔNG HẢI 14

V. KHU DÂN CƯ LÀNG ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƯỚC VÀ KHU PHỐ CHỢ HÒA HẢI MỞ RỘNG (Sơ đồ số 13): 09 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mai Đăng Chơn, điểm cuối là đường Văn Tân: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 405m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: VĂN TÂN

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mai Đăng Chơn, điểm cuối là đường Lê Thành Phương (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 405m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 7m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRƯƠNG GIA MÔ

TRƯƠNG GIA MÔ (1866 - 1930)

Ông có tên hiệu là Cúc Nông, tên tự lúc đầu là Sư Thánh, sau đổi là Sư Quản, biệt hiệu Hoài Huyền Tử; quê ở làng Tân Hào, chợ Hương Điểm, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay thuộc huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Nổi tiếng về học rộng, không đi thi mà nhân gian vẫn gọi là ông nghè Mô. Ông hưởng ứng Phong trào Duy Tân, có bị bắt giam một thời gian ngắn. Ông là người đã cùng Hồ Tá Bang đưa Nguyễn Tất Thành từ Phan Thiết vào Sài Gòn để tìm cách sang Pháp. Sau đó, ông đi khắp miền Tây, liên hệ với nhiều bạn chí sĩ, nhà thơ, bạn cũ như Nguyễn Sinh Sắc, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An Cư, Nguyễn An Khương, Đông Hồ...

Tác phẩm của ông được thu thập vào Cúc Nông thi tập. Ngoài ra, ông còn có tập Gia Định tam tiên liệt truyện, ghi chép truyện của Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân.

Ông được các chí sĩ Nam Bắc trân trọng về tinh thần hăng hái hoạt động. Kẻ địch theo dõi các hoạt động của ông rất riết, đến nỗi cuối cùng ông phải gieo mình tự vẫn (ở núi Sam Châu Đốc).

* Tài liệu tham khảo chính: Vũ Ngọc Khánh, Từ điển văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, 1993.

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Quán Khái 9, điểm cuối là đường Lê Thành Phương (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 500m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 6m.

- Đề nghị đặt tên đường: HOÀNG VĂN LAI

HOÀNG VĂN LAI (1923 - 1978)

Ông quê ở thôn Giảng Hòa, xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

Năm 1946, ông tham gia cách mạng, vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm1947.

Năm 1945 - 1948, ông làm Xã đội trưởng xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Đà (nay là tỉnh Quảng Nam). Tháng 8-1948 - 10-1950, ông là cán bộ Huyện đội Duy Xuyên, Quảng Nam. Từ năm 1950 - 1953, ông là Xã đội trưởng xã Duy Hưng, Duy Xuyên, Quảng Nam.

Năm 1953 - 1955, ông là Chủ tịch xã Duy Liên, Duy Xuyên, Quảng Nam. Tháng 7-1955 - 6-1959, ông tập kết ra Bắc, làm Cửa hàng trưởng Công ty Lương thực tỉnh Lạng Sơn, rồi làm ở Tổng Công ty Thực phẩm Trung ương.

Từ năm 1960 - 1964, ông vào miền Nam công tác và giữ chức Chính trị viên Tiểu đoàn 25 tỉnh đội Quảng Nam. Tháng 9-1964 - 4-1965, ông lần lượt giữ các chức vụ Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy, Phó Bí thư, Tỉnh ủy viên Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Tháng 5-1965 - 2-1968, ông là Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Duy Xuyên, Quảng Nam.

Năm 1968 - 1975, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban an ninh đặc khu Quảng Đà. Tháng 10-1975, ông được giao thêm chức vụ Phó Chủ tịch UBND cách mạng lâm thời tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1976, ông được bổ nhiệm giữ chức Trưởng ty Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Quyết thắng hạng Nhất; Huân chương Giải phóng hạng Nhất, hạng Nhì; Huy chương kháng chiến. Ông được truy tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 2011.

* Tài liệu tham khảo: Hồ sơ phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Quán Khái 9, điểm cuối là đường Lê Thành Phương (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 500m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1x6m.

- Đề nghị đặt tên đường: LƯƠNG ĐẮC BẰNG

LƯƠNG ĐẮC BẰNG (1472 - ?)

Ông quê ở làng Hội Trào, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Năm 1499, ông đỗ Bảng nhãn và được bổ làm Tả Thị lang Bộ Lễ, sung Thị độc Viện Hàn lâm, trông coi việc ở Viện rồi đổi sang Tả Thị lang Bộ Lại. Sau khi về quê chịu tang mẹ, ông được nhà vua triệu cho phục chức và kiêm chức Học sĩ Đông các coi sóc tòa Kinh Diên, nhưng ông cố từ chối không ra làm quan nữa và có dâng bài sách Trị Bình gồm 14 chương để cứu nước.

Ông được vua Lê ban khen và vẫn quyết định triệu ông ra nhậm chức và được cử giữ chức Thượng thư Bộ Lại, tước Đôn Trung Bá.

Ông mất lúc trên 50 tuổi, sĩ phu cả nước đều thương tiếc. Ông là thầy dạy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm và chính ông trao truyền cho Nguyễn Bỉnh Khiêm bộ Thái Ất thần kinh.

Con ông là Lương Hữu Khánh và học trò là Nguyễn Bỉnh Khiêm về sau đều là bậc nhân tài của đất nước.

* Tài liệu tham khảo chính: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư, Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Thông tin, 2001.

5. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là đường Hoàng Văn Lai, điểm cuối là đường Quán Khái 11 (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 560m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 6m.

- Đề nghị đặt tên đường: LÊ THÀNH PHƯƠNG

LÊ THÀNH PHƯƠNG (1825 - 1887)

Ông quê ở làng Mỹ Phú, nay là thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

Năm 1885, ông ra Huế dự thi Hương và đỗ Tú tài nên thường gọi là Tú Phương. Cũng trong năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, hưởng ứng Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông đã hăng hái tổ chức Nghĩa hội, chiêu mộ nghĩa quân, xưng là Tổng thống quân vụ đại thần, lập căn cứ tại đèo Quán Câu (xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), cùng với con trai là Lê Thành Bính làm Hữu tham quân chỉ huy nghĩa quân.

Lực lượng nghĩa quân do ông chỉ huy đã tổ chức nhiều trận đánh tập kích và làm tiêu hao nhiều lực lượng địch. Nhưng với vũ khí thô sơ và phải đối đầu với quân Pháp được trang bị nhiều vũ khí tối tân nên lực lượng nghĩa quân bị tiêu hao dần, ông bị thực dân Pháp bắt và xử chém, chặt đầu.

* Tài liệu tham khảo chính: Đinh Xuân Lâm - Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử-văn hóa, NXB Văn hóa Thông tin, 2008.

6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mai Đăng Chơn, điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 230m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 6m.

- Đề nghị đặt tên đường: QUÁN KHÁI 9

7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Quán Khái 9, điểm cuối là đường số Quán Khái 11 (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 295m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 6m.

- Đề nghị đặt tên đường: QUÁN KHÁI 10

8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoàng Văn Lai, điểm cuối là đường Lê Thành Phương (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 285m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 6m.

- Đề nghị đặt tên đường: QUÁN KHÁI 11

9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoàng Văn Lai, điểm cuối là đường Lê Thành Phương (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 325m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1x6m.

- Đề nghị đặt tên đường: QUÁN KHÁI 12

;
.
.
.
.
.