.

DỰ THẢO ĐỀ ÁN ĐẶT, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐỢT 2 NĂM 2013 (Tiếp theo)

D. QUẬN CẨM LỆ

Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ.

I. KHU DÂN CƯ C, D, E1, E2, E2 MỞ RỘNG - KHU DÂN CƯ NAM CẦU CẨM LỆ (Sơ đồ số 15): 16 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối cũng là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 560m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: PHAN KHÔI

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 200m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: NGUYỄN ĐÓA

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m đang thi công, điểm cuối là đường quốc lộ 1A: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 940m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN QUỐC THẢO

TRẦN QUỐC THẢO (1914 - 1957)

Ông có tên thật là Hồ Xuân Lưu, tên thường dùng là Trần Quốc Thảo, quê ở làng Cổ Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, sinh quán tại làng Đông Hưng, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Năm 1929, do tham gia các phong trào yêu nước, ông bị bắt rồi bị đuổi học.

Năm 1936, ông tham gia Mặt trận Dân chủ tại Quảng Trị, góp công vào việc khôi phục Đảng bộ Cộng sản Đông Dương tỉnh Quảng Trị.

Cuối năm 1938, ông được cử phụ trách công tác Tuyên huấn Xứ ủy, đến năm 1940 được cử vào Ban Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ. Năm 1941, sau khi đi dự Hội nghị Trung ương Đảng ở Cao Bằng về, ông bị địch bắt ở Nghệ An, rồi đưa ra tòa kết án 20 năm khổ sai. Ngày 8-4-1942, ông vượt ngục, nhưng bị bắt lại rồi tăng án lên 20 năm. Sau khi Nhật đảo chính (9-3-1945), ông về hoạt động ở quê nhà (Quảng Trị).

Năm 1946, ông ra công tác ở Hà Nội, phụ trách báo Lao động, năm 1948 về làm việc ở Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Năm 1949, ông vào Nam Bộ và được phân công làm Bí thư Ban Công vận Xứ ủy. Năm 1950, ông làm Thường vụ Đặc Khu Sài Gòn - Chợ Lớn kiêm Phó Tổng Thư ký Công đoàn Việt Nam. Đến năm 1957, ông được đề cử làm Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn (nay là thành phố Hồ Chí Minh). Trong thời gian phụ trách công tác với cương vị là Bí thư, ông đã đưa phong trào đấu tranh chính trị phát triển mạnh tại nội thành.

Đầu năm 1957, ông bị địch bắt tại Phú Nhuận, sau khi bị bắt ông bị đánh tới chết vào ngày 16-10-1957, hưởng dương 43 tuổi.

* Tài liệu tham khảo chính: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư, Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Thông tin, 2001.

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối cũng là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 430m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: MAI ANH TUẤN

MAI ANH TUẤN (1815 - 1855)

Ông có tên thật là Mai Thế Tuấn, tên tự là Lương Phu, hiệu Chí Đường, quê ở xã Thạch Giản, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Ông là danh thần thời Thiệu Trị, sinh trong dòng tộc có nhiều người đỗ đạt cao làm quan to dưới triều Lê. Ông đỗ Thám hoa năm 1843, được bổ chức Hàn Lâm viện trước tác, sung chức Hành tẩu, Bí thư sở tòa thuộc nội các, Hàn lâm thị độc học sỹ.

Tính ông khảng khái, cương trực, vì can vua Tự Đức không nên hộ tống kết hợp đem hàng đi bán nhân có phái viên nhà Thanh dạt thuyền vào nước ta, khi giặc Thanh đang tràn sang quấy nhiễu ở biên giới phía Bắc, ông bị kết tội khi quân, giáng chức đi Án sát Lạng Sơn. Ông cùng Chưởng vệ đem quân đánh đuổi giặc Thanh và hy sinh trong cuộc chiến. Khi ông mất, triều đình cử hành tang lễ trọng thể và đưa thi hài an táng nơi sinh quán là làng Hoàng Cầu (nay thuộc phường Ô Chợ Dừa). Ông cũng được thờ ở Lạng Sơn và đền Trung Nghĩa ở Huế.

* Tài liệu tham khảo chính: Giang Quân, Từ điển đường phố Hà Nội, NXB Thời Đại, 2010.

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Văn Tiến Dũng: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 470m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: VŨ CÁN

VŨ CÁN (1475 - ?)

Ông có tên hiệu là Tùng Hiên, con trai của Vũ Quỳnh, quê ở làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay là xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Ông đỗ Hoàng giáp khoa Nhâm Tuất (1502). Năm 1510, ông đi sứ Trung Quốc với chức Thị thư, khi về được thăng Thị giảng ở Viện hàn lâm. Năm 1522, Mạc Đăng Dung lập Cung Hoàng làm vua ở Gia Phúc, ở Hải Dương, ông theo về, được thăng chức Hữu thị lang Bộ Lễ. Khi nhà Mạc cướp ngôi vua Lê, ông vẫn ở lại giữ chức trong triều, thăng tới Thượng thư bộ Lễ, tước Lễ độ bá. Ông có quan hệ thân hữu với nhiều danh sĩ, đặc biệt là với Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Ông để lại nhiều tác phẩm: Tùng Hiên thi tập (Tập thơ Tùng Hiên), Tùng Hiên văn tập (Tập văn Tùng Hiên), văn bia và tám bài Tiêu tương bát cảnh chép trong tập Phẩm vựng và Tứ lục bị lãm.

Sách Lịch triều hiến chương nói ông là người: “Văn chương đức hạnh được thời bấy giờ suy tôn. Nhà vốn thanh bần, nhưng vẫn vui vẻ tự nhiên, gặp cảnh vật gì có cao hứng thì ngâm vịnh, vẫy bút thành thơ”.

* Tài liệu tham khảo chính:

- Vũ Ngọc Khánh, Từ điển văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, 1993.

- Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên), Từ điển Văn học bộ mới, NXB Thế giới, 2004.

6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Võ Chí Công, điểm cuối là đường Hà Duy Phiên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 1.200m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN LÊ

TRẦN LÊ (1921 - 2003)

Ông còn có tên là Lê Tuệ, bí danh Nam Hòa, Anh Hai; quê ở thôn Đàn Hạ, tổng Chiên Đàn, phủ Tam Kỳ, nay là xã Tam An, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.

Năm 1943, ông là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1945, ông được bầu vào Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Bình Định, Chủ nhiệm Việt Minh tỉnh Bình Định. Năm 1946, ông là Đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên và làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Định. Năm 1949, ông được bầu làm Ủy viên Liên khu ủy 5, sau đó được phân công sang làm công tác kiểm tra Đảng của Liên khu ủy 5.

Năm 1951, ông được điều động sang làm Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Quân khu 5. Năm 1953, ông được phân công phụ trách trường Đảng của Liên khu ủy. Năm 1954, ông làm Bí thư Liên tỉnh 3, kiêm Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận.

Năm 1958, ông tham gia đóng góp ý kiến vào bản “Đề cương cách mạng miền Nam” do đồng chí Lê Duẩn soạn thảo, đây là tiền đề cho việc ra đời Nghị quyết về con đường cách mạng miền Nam tại Hội nghị Trung ương lần thứ 15. Năm 1961, ông được chỉ định làm Bí thư Khu ủy 6, sau đó kiêm Chính ủy Quân khu 6.

Năm 1976, ông làm Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng. Năm 1980, ông giữ chức Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao. Năm 1981, ông làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.

Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa IV, V; Đại biểu Quốc hội khóa VII.

Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huy hiệu 60 tuổi Đảng.

* Tài liệu tham khảo chính: Quảng Nam - Những tấm gương cộng sản, tập 1, NXB Đà Nẵng, 2010.

7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Võ Chí Công, điểm cuối là đường 10,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 1315m, rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN NAM TRUNG

TRẦN NAM TRUNG (1912 - 2009)

Ông còn có tên gọi là Trần Lương, quê ở xã Đức Trung, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Ông tham gia cách mạng năm 1927, đảng viên Đảng Cộng sản năm 1931. Năm 1930, ông hoạt động trong nhóm Đông Dương cộng sản Liên đoàn. Năm 1931 - 1943, ông nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam và đưa đi đày.

Năm 1944 - 1945, ông tham gia thành lập Ủy ban Vận động cứu quốc tỉnh Quảng Ngãi và tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Ba Tơ; sau đó làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi và Bình Định. Tháng 9-1945 - 1946, ông là Xứ ủy viên Trung Bộ phụ trách quân sự; tháng 9-1946, là Chính ủy Thường vụ Khu ủy Khu 5.

Từ năm 1951 - 1954, ông được điều ra Chiến khu Việt Bắc, sau đó làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Trong thời gian diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, ông được phân công chịu trách nhiệm chỉ đạo và trực tiếp về các địa phương vận động nhân dân đóng góp, vận tải lương thực thực phẩm, quân trang phục vụ chiến dịch.

Năm 1955, ông là Bí thư Liên khu ủy Liên khu 5; Bộ trưởng Quốc phòng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1960 - 1975). Năm 1976 - 1982, ông làm Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra Chính phủ.

Ông được phong Trung tướng năm 1961, Thượng tướng năm 1974.

Ông là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa II, chính thức các khóa III, IV; Đại biểu Quốc hội khóa VI.

Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao Vàng và nhiều huân, Huy chương cao quý khác.

* Tài liệu tham khảo chính: Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, 1996.

8. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Cổ Mân Mai 5 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 140m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: CỔ MÂN MAI 3

9. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Cổ Mân Mai 5 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 140m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: CỔ MÂN MAI 4

10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Văn Tiến Dũng, điểm cuối là đường Nguyễn Quang Lâm: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 160m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: CỔ MÂN MAI 5

11. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Nguyễn Đóa: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 85m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: CỔ MÂN LAN 1

12. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Nguyễn Đóa: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 85m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: CỔ MÂN LAN 2

13. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Nguyễn Đóa: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 85m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: CỔ MÂN LAN 3

14. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Phan Khôi: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 140m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: CỔ MÂN CÚC 1

15. Đoạn đường có điểm đầu là đường Cổ Mân Cúc 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Cổ Mân Cúc 4: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 245m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: CỔ MÂN CÚC 2

16. Đoạn đường có điểm đầu là đường Cổ Mân Cúc 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Cổ Mân Cúc 4: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 245m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: CỔ MÂN CÚC 3

II. KHU DÂN CƯ CHỈNH TRANG PHƯỜNG KHUÊ TRUNG (Sơ đồ số 16): 01 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trương Quang Giao, điểm cuối là đường Cách Mạng Tháng Tám: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 65m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: TRẦN VĂN ĐANG

III. KHU DÂN CƯ PHONG BẮC 2 (Sơ đồ số 17): 01 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Nhàn, điểm cuối là đường Nguyễn Thế Lịch: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 250m; rộng có đoạn 5,5m, có đoạn 3m; vỉa hè mỗi bên rộng 2x1 & 2x3m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHONG BẮC 20

IV. KHU DÂN CƯ CHỈNH TRANG PHƯỜNG HÒA THỌ TÂY (Sơ đồ số 18): 01 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trường Sơn, điểm cuối là đường Hòa Thọ Tây - Hòa Nhơn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 1570m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị điều chỉnh và đặt tên đường: NGUYỄN PHÚ HƯỜNG

Đường Nguyễn Phú Hường đã được đặt tên tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng theo Nghị quyết số 107/2010/NQ-HĐND ngày 3-12-2010 của Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa VII, kỳ họp thứ 17, tháng 12 năm 2010.

 

;
.
.
.
.
.