.

“Hoàng Sa là của Việt Nam!”

.

(ĐNĐT) – Chiều ngày 9-1, tại Bảo tàng Đà Nẵng, UBND huyện Hoàng Sa phối hợp với Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức ra mắt ấn phẩm “Kỷ yếu Hoàng Sa”.

Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa trao tặng cuốn
Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa trao tặng cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa" cho các nhân chứng đã từng sống và làm nhiệm vụ trên đảo.
Các nhân chứng rất xúc động khi xem “Kỷ yếu Hoàng Sa”.
Các nhân chứng rất xúc động khi xem “Kỷ yếu Hoàng Sa”.
Nhân chứng Phạm Khôi (trái) - người duy nhất vẽ bản đồ Hoàng Sa - trao tặng kỉ vật quý giá này cho Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa Đặng Công Ngữ.
Nhân chứng Phạm Khôi (trái) - người duy nhất vẽ bản đồ Hoàng Sa - trao tặng kỉ vật quý giá này cho Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa Đặng Công Ngữ.
Cùng nhau xem lại cuốn sách cao 1m giới thiệu quá trình hình thành, biên soạn cuốn kỷ yếu.
Cùng nhau xem lại cuốn sách cao 1m giới thiệu quá trình hình thành, biên soạn cuốn kỷ yếu.
Ông Nguyễn Văn Nhự, nhân viên công tác khí tượng trên đảo Hoàng Sa từ năm 1969-1972 rất vui mừng khi xem lại hình ảnh của mình trong “Kỷ yếu Hoàng Sa”
Ông Nguyễn Văn Nhự, nhân viên công tác khí tượng trên đảo Hoàng Sa từ năm 1969-1972 rất vui mừng khi xem lại hình ảnh của mình trong “Kỷ yếu Hoàng Sa”
Bản đổ Việt Nam kèm trong cuốn từ điển La tinh - Việt Nam của giám mục Jean Louis Taber vẽ một phần của
Bản đổ Việt Nam kèm trong cuốn từ điển La tinh - Việt Nam của giám mục Jean Louis Taber vẽ một phần của "Paracel hay bãi cát vàng" vào khu vực quần đảo Hoàng Sa hiện nay.
Thuyền bầu của quân đội Hoàng Sa thế kỉ 17-18
Thuyền bầu của đội Hoàng Sa thế kỉ 17-18
Bia chủ quyền trên đảo Hoàng Sa do người Pháp dựng năm 1838
Bia chủ quyền trên đảo Hoàng Sa do người Pháp dựng năm 1938.
Mô phỏng quần đảo Hoàng Sa được dựng ở Bảo tàng Đà Nẵng.
Mô phỏng quần đảo Hoàng Sa được dựng ở Bảo tàng Đà Nẵng

“Kỷ yếu Hoàng Sa” dày 200 trang, với cấu trúc gồm các phần: Hoàng Sa là của Việt Nam; Công tác quản lý nhà nước đối với huyện Hoàng Sa; Hoàng Sa và những nhân chứng lịch sử; Cảm nghĩ của người Đà Nẵng về Hoàng Sa.

“Kỷ yếu Hoàng Sa” là tập hợp các tư liệu lịch sử, chứng cứ pháp lý, trong đó có nhiều hình ảnh và ký ức của những người đã từng đến sống và làm việc tại quần đảo này trong những thập niên 50-70 của thế kỷ XX cùng những cảm nhận của họ về vùng đảo, những ngày tháng sống ở đây.

Nội dung Kỷ yếu cũng đề cập nhiều tư liệu, hiện vật chứng minh quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, minh chứng một cách thuyết phục với thế giới rằng: Hoàng Sa là của Việt Nam.

“Chúng tôi mong muốn các tổ chức, cá nhân, đồng bào ta ở trong và ngoài nước, bạn bè quốc tế, vì sự nghiệp đấu tranh giành lại chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, hãy tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, cộng tác và cung cấp thêm thông tin tư liệu, hiện vật mới để bổ sung, hoàn thiện hơn cho Kỷ yếu Hoàng Sa… Hãy thể hiện lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm đối với Hoàng Sa-Vùng thiêng liêng của Tổ quốc”, ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, Chủ biên cuốn “Kỷ yếu Hoàng Sa” kêu gọi.

Đắc Mạnh

;
.
.
.
.
.