.

Hình ảnh

Dấu ấn của Việt Nam trên trường quốc tế năm 2018

13:08, 31/12/2018 (GMT+7)

Những dấu ấn Việt Nam trên trường quốc tế năm 2018 là những điểm sáng trong nỗ lực nâng tầm ngoại giao đa phương, song phương của Việt Nam.

Sự kiện Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF-ASEAN) 2018 tại Hà Nội từ 11-13/9/2018 được coi là hoạt động tạo được dấu ấn rõ nét của Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế trong năm 2018. Đó là sự năng động, cởi mở, hiếu khách, năng lực kết nối, điều phối và tổ chức những sự kiện tầm cỡ quốc tế. Trong ảnh: Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm (Ảnh: baoquocte.vn)
Sự kiện Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF-ASEAN) 2018 tại Hà Nội từ 11 đến 13-9-2018 được coi là hoạt động tạo được dấu ấn rõ nét của Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế trong năm 2018. Đó là sự năng động, cởi mở, hiếu khách, năng lực kết nối, điều phối và tổ chức những sự kiện tầm cỡ quốc tế. Trong ảnh: Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm (Ảnh: baoquocte.vn)
Đây cũng là lý do Chủ tịch Điều hành WEF ông Borge Brende. nói rằng WEF-ASEAN 2018 là hội nghị thành công nhất từ trước đến nay ở khu vực Đông Á trong 27 năm qua. Trong ảnh: Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng (giữa), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (trái) cùng Chủ tịch WEF Klaus Schwab tại Hội nghị WEF ASEAN 2018 diễn ra từ 11 - 13-9-2018 tại Hà Nội. (Ảnh: VGP)
Đây cũng là lý do Chủ tịch Điều hành WEF ông Borge Brende. nói rằng WEF-ASEAN 2018 là hội nghị thành công nhất từ trước đến nay ở khu vực Đông Á trong 27 năm qua. Trong ảnh: Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng (giữa), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (trái) cùng Chủ tịch WEF Klaus Schwab tại Hội nghị WEF ASEAN 2018 diễn ra từ 11-13-9-2018 tại Hà Nội. (Ảnh: VGP)
Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, đại biểu Quốc hội đã đồng ý phê chuẩn Hiệp định CPTPP với tỷ lệ 96,70%. CPTPP có hiệu lực từ ngày 30/12 sau khi Australia trở thành nước thứ 6 phê chuẩn hiệp định này, sau New Zealand, Canada, Nhật Bản, Mexico và Singapore. CPTPP gồm 11 nước với tổng giá trị GDP khoảng 10.000 tỷ USD, khoảng 13% GDP toàn cầu.
Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, đại biểu Quốc hội đã đồng ý phê chuẩn Hiệp định CPTPP với tỷ lệ 96,70%. CPTPP có hiệu lực từ ngày 30-12 sau khi Australia trở thành nước thứ 6 phê chuẩn hiệp định này, sau New Zealand, Canada, Nhật Bản, Mexico và Singapore. CPTPP gồm 11 nước với tổng giá trị GDP khoảng 10.000 tỷ USD, khoảng 13% GDP toàn cầu.
Dấu ấn của Việt Nam trên trường quốc tế năm 2018 còn được thể hiện ở sự góp mặt trong các diễn đàn đa phương. Đầu tiên phải kể đến sự tham dự 2 Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 32 và 33 được tổ chức tại Singapore vào tháng 4 và tháng 11/2018. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các Nhà lãnh đạo ASEAN chụp ảnh lưu niệm trước khi dự Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33.
Dấu ấn của Việt Nam trên trường quốc tế năm 2018 còn được thể hiện ở sự góp mặt trong các diễn đàn đa phương. Đầu tiên phải kể đến sự tham dự 2 Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 32 và 33 được tổ chức tại Singapore vào tháng 4 và tháng 11-2018. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các Nhà lãnh đạo ASEAN chụp ảnh lưu niệm trước khi dự Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33.
Tiếp đến là sự kiện Việt Nam được mời tham dự  Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) mở rộng tại Quebec, Canada vào tháng 6/2018. Đây là lần thứ hai Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng với tư cách khách mời. Lần đầu tiên Việt Nam tham dự khi Hội nghị được tổ chức tại Nhật Bản năm 2016. Trong ảnh: Thủ tướng Canada Justin Trudeau chào mừng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn cấp cao Việt Nam dự Hội nghị. (Ảnh: VGP)
Tiếp đến là sự kiện Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) mở rộng tại Quebec, Canada vào tháng 6-2018. Đây là lần thứ hai Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng với tư cách khách mời. Lần đầu tiên Việt Nam tham dự khi Hội nghị được tổ chức tại Nhật Bản năm 2016. Trong ảnh: Thủ tướng Canada Justin Trudeau chào mừng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn cấp cao Việt Nam dự Hội nghị. (Ảnh: VGP)
Sự kiện tiếp theo thể hiện dấu ấn Việt Nam trên trường quốc tế là việc Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người do Việt Nam dự thảo tại khóa họp thường kỳ lần thứ 38 (tháng 7/2018). Nghị quyết do Việt Nam, Philippines và Bangladesh đồng tác giả tập trung vào tác động của biến đổi khí hậu đối với quyền của phụ nữ. Trong ảnh: Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva tham dự Khóa họp. (Ảnh: baoquocte.vn)
Sự kiện tiếp theo thể hiện dấu ấn Việt Nam trên trường quốc tế là việc Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người do Việt Nam dự thảo tại khóa họp thường kỳ lần thứ 38 (tháng 7-2018). Nghị quyết do Việt Nam, Philippines và Bangladesh đồng tác giả tập trung vào tác động của biến đổi khí hậu đối với quyền của phụ nữ. Trong ảnh: Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva tham dự Khóa họp. (Ảnh: baoquocte.vn)
Tháng 8/2018, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 (AMM 51) tại Singapore. Phát biểu tại các hội nghị, Phó Thủ tướng nhất trí ASEAN và các nước đối tác cần nỗ lực thúc đẩy đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin, hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử nhằm ngăn ngừa xung đột và duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực. Tại Hội nghị, Việt Nam đã tiếp nhận vai trò điều phối quan hệ ASEAN-Nhật Bản. Trong ảnh: Bộ trưởng Ngoại giao của 10 nước ASEAN và các nước khách mời tại hội nghị.  (Ảnh: Bộ Ngoại giao)
Tháng 8-2018, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 (AMM 51) tại Singapore. Phát biểu tại các hội nghị, Phó Thủ tướng nhất trí ASEAN và các nước đối tác cần nỗ lực thúc đẩy đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin, hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử nhằm ngăn ngừa xung đột và duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực. Tại Hội nghị, Việt Nam đã tiếp nhận vai trò điều phối quan hệ ASEAN-Nhật Bản. Trong ảnh: Bộ trưởng Ngoại giao của 10 nước ASEAN và các nước khách mời tại hội nghị. (Ảnh: Bộ Ngoại giao)
Tháng 9/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn cấp cao Việt Nam tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa 73 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York, Mỹ và có bài phát biểu quan trọng. Chuyến tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khẳng định vai trò và cam kết của Việt Nam cùng các thành viên khác của LHQ chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu; nhấn mạnh thông điệp, tăng cường đối tác toàn cầu vì một thế giới hòa bình, công bằng và phát triển bền vững cho mọi người dân. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Tháng 9-2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn cấp cao Việt Nam tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa 73 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York, Mỹ và có bài phát biểu quan trọng. Chuyến tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khẳng định vai trò và cam kết của Việt Nam cùng các thành viên khác của LHQ chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu; nhấn mạnh thông điệp, tăng cường đối tác toàn cầu vì một thế giới hòa bình, công bằng và phát triển bền vững cho mọi người dân. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong – Nhật Bản lần thứ 10 tại Tokyo, Nhật Bản vào tháng 10/2018, sự góp mặt của Việt Nam nhằm khẳng định cam kết của mình đối với cơ chế hợp tác này, đồng thời đánh giá các kinh nghiệm trong 10 năm qua, đề ra định hướng lớn và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hợp tác trong thời gian tới. Trong ảnh: Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Nhật Bản. (Ảnh: Chinhphu.vn)
Tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong – Nhật Bản lần thứ 10 tại Tokyo, Nhật Bản vào tháng 10-2018, sự góp mặt của Việt Nam nhằm khẳng định cam kết của mình đối với cơ chế hợp tác này, đồng thời đánh giá các kinh nghiệm trong 10 năm qua, đề ra định hướng lớn và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hợp tác trong thời gian tới. Trong ảnh: Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Nhật Bản. (Ảnh: Chinhphu.vn)
Dấu ấn của Việt Nam trên trường quốc tế còn được thể hiện qua các chuyến công du nước ngoài của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong năm 2018 cũng như các hoạt động kỷ niệm 45 năm Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại sân bay ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ trong chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ và lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Cộng hòa Ấn Độ. (Ảnh: VGP)
Dấu ấn của Việt Nam trên trường quốc tế còn được thể hiện qua các chuyến công du nước ngoài của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong năm 2018 cũng như các hoạt động kỷ niệm 45 năm Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại sân bay ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ trong chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ và lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Cộng hòa Ấn Độ. (Ảnh: VGP)
Tiếp đó là chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính New Zealand theo lời mời của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern vào tháng 3/2018. Đây là chuyến thăm chính thức New Zealand đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kể từ khi nhậm chức. (Ảnh: TTXVN)
Tiếp đó là chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính New Zealand theo lời mời của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern vào tháng 3-2018. Đây là chuyến thăm chính thức New Zealand đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kể từ khi nhậm chức. (Ảnh: TTXVN)
Chuyến thăm chính thức Australia và tham dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Australia của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng đoàn cấp cao Việt Nam, theo lời mời của Thủ tướng Australia Malcom Turnbull cũng diễn ra vào tháng 3/2018 đã tạo dấu ấn lịch sử trong quan hệ hai nước. Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã ký Tuyên bố chung về thiếp lập quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Australia. (Ảnh: Vietnamnet)
Chuyến thăm chính thức Australia và tham dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Australia của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng đoàn cấp cao Việt Nam, theo lời mời của Thủ tướng Australia Malcom Turnbull cũng diễn ra vào tháng 3-2018 đã tạo dấu ấn lịch sử trong quan hệ hai nước. Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã ký Tuyên bố chung về thiếp lập quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Australia. (Ảnh: Vietnamnet)
Chuyến thăm chính thức Singapore của Thủ tướng và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vào tháng 4/2018 được đánh giá là đã mở ra cánh cửa hợp tác về khoa học công nghệ, khởi nghiệp, cảng biển và logistic giữa hai nước, lĩnh vực mà Singapore có lợi thế đi đầu và Việt Nam đang có nhu cầu ứng dụng để phát triển. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. (Ảnh: VGP)
Chuyến thăm chính thức Singapore của Thủ tướng và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vào tháng 4-2018 được đánh giá là đã mở ra cánh cửa hợp tác về khoa học công nghệ, khởi nghiệp, cảng biển và logistic giữa hai nước, lĩnh vực mà Singapore có lợi thế đi đầu và Việt Nam đang có nhu cầu ứng dụng để phát triển. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. (Ảnh: VGP)
Chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam đến Canada vào tháng 6/2018 đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, tạo xung lực thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả. Trong ảnh: Hội đàm cấp cao Việt Nam-Canada (Ảnh: VGP)
Chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam đến Canada vào tháng 6-2018 đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, tạo xung lực thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả. Trong ảnh: Hội đàm cấp cao Việt Nam-Canada (Ảnh: VGP)
Chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 10/2018 là dịp để hai bên nhìn lại quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực và đạt được rất nhiều kết quả thực chất. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Shinzo Abe vừa tái đắc cử Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, tiếp tục làm Thủ tướng và tiến hành cải tổ Nội các. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Ảnh: VGP)
Chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 10-2018 là dịp để hai bên nhìn lại quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực và đạt được rất nhiều kết quả thực chất. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Shinzo Abe vừa tái đắc cử Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, tiếp tục làm Thủ tướng và tiến hành cải tổ Nội các. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Ảnh: VGP)
Chuyến thăm chính thức đến Cộng hòa Áo, Vương quốc Bỉ và Vương quốc Đan Mạch của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng đoàn cấp cao Việt Nam cũng diễn ra trong gần 1 tuần giữa tháng 10/2018. Trong ảnh: Thủ tướng Sebastian Kurz tới đón, bắt tay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại nơi đỗ xe, chào mừng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Áo. (Ảnh: chinhphu.vn)
Chuyến thăm chính thức đến Cộng hòa Áo, Vương quốc Bỉ và Vương quốc Đan Mạch của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng đoàn cấp cao Việt Nam cũng diễn ra trong gần 1 tuần giữa tháng 10-2018. Trong ảnh: Thủ tướng Sebastian Kurz tới đón, bắt tay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại nơi đỗ xe, chào mừng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Áo. (Ảnh: chinhphu.vn)
Trong các chuyến thăm đã truyền tải thông điệp và hình ảnh về một nước Việt Nam mới năng động, phát triển nhanh về kinh tế và ổn định về chính trị - xã hội. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Nhà vua Bỉ Phillippe. (Ảnh: Nhân Dân)
Trong các chuyến thăm đã truyền tải thông điệp và hình ảnh về một nước Việt Nam mới năng động, phát triển nhanh về kinh tế và ổn định về chính trị - xã hội. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Nhà vua Bỉ Phillippe. (Ảnh: Nhân Dân)

 Theo VOV

.